Điều kiện gió phù hợp để cất cánh môn Diều bay được quy định như thế nào? Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Diều bay được phép hướng dẫn bao nhiêu người?
Môn diều bay có bao nhiêu loại?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2018/TT-BVHTTDL, có quy định như sau:
Trong Thông tư này từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dù lượn là môn thể thao hàng không, có người điều khiển. Dù lượn có hai loại sau đây:
a) Dù lượn không có động cơ (Paragliding): Người điều khiển dù ngồi trong đai ngồi treo dưới cánh dù có hình dạng của cánh bay, điều khiển bay bằng hai dây lái và cất cánh bằng cách sải bước chân chạy;
b) Dù lượn có động cơ (Paramotor): Người điều khiển dù đeo một động cơ ở sau lưng tạo lực đầy đủ để cất cánh và bay lên bằng cánh dù lượn.
2. Diều bay là môn thể thao hàng không, có người điều khiển, sử dụng cánh diều hình tam giác có cấu trúc khung cứng để bay. Diều bay có hai loại sau đây:
a) Diều bay không có động cơ (Hang gliding): Có thể gấp lại để mang vác, cất cánh bằng chân chạy và hạ cánh bằng chân của người điều khiển. Trong khi bay, người điều khiển sử dụng sự dịch chuyển trọng lượng cơ thể của mình để điều khiển diều;
b) Diều bay có động cơ (Microlight): Được gắn với hệ thống bánh xe hoặc phao nổi để có thể cất cánh, hạ cánh như máy bay trên mặt đất hoặc mặt nước. Động cơ để tạo lực đẩy khi cất cánh, hạ cánh và khi bay được gắn vào hệ thống khung của diều bay.
Như vậy, theo quy định trên diều bay là môn thể thao hàng không, có người điều khiển, sử dụng cánh diều hình tam giác có cấu trúc khung cứng để bay.
Diều bay có hai loại sau đây:
- Diều bay không có động cơ (Hang gliding): Có thể gấp lại để mang vác, cất cánh bằng chân chạy và hạ cánh bằng chân của người điều khiển. Trong khi bay, người điều khiển sử dụng sự dịch chuyển trọng lượng cơ thể của mình để điều khiển diều;
- Diều bay có động cơ (Microlight): Được gắn với hệ thống bánh xe hoặc phao nổi để có thể cất cánh, hạ cánh như máy bay trên mặt đất hoặc mặt nước. Động cơ để tạo lực đẩy khi cất cánh, hạ cánh và khi bay được gắn vào hệ thống khung của diều bay.
Môn diều bay (Hình từ Internet)
Điều kiện gió phù hợp để cất cánh môn Diều bay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2018/TT-BVHTTDL, có quy định về cơ sở vật chất tập luyện, thi đấu và biểu diễn như sau:
Cơ sở vật chất tập luyện, thi đấu và biểu diễn
1. Có khu vực xuất phát và khu vực đỗ đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Độ cao chênh lệch giữa khu vực xuất phát cao hơn khu vực đỗ ít nhất là 70m;
b) Kích thước khu vực xuất phát
- Đối với môn Dù lượn ít nhất là: 15 mét chiều ngang và 10 mét chiều dọc;
- Đối với môn Diều bay ít nhất là: 10 mét chiều ngang và 10 mét chiều dọc.
c) Kích thước khu vực đỗ
- Đối với môn Dù lượn ít nhất là: 30 mét chiều ngang và 30 mét chiều dọc;
- Đối với môn Diều bay ít nhất là: 15 mét chiều ngang và 60 mét chiều dọc.
2. Điều kiện gió phù hợp để cất cánh
a) Đối với Dù lượn cấp độ thấp (cấp độ EN A, EN B) là 0-5,5 m/s;
b) Đối với Dù lượn cấp độ cao, Dù lượn thi đấu là từ 0-8,8 m/s;
c) Đối với Diều bay không có động cơ là từ 6,6-8,8 m/s;
d) Đối với Diều bay có động cơ là từ 0-8,8 m/s.
3. Có các bảng nội quy, bảng chỉ dẫn được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trong khu vực xuất phát và khu vực đỗ với các nội dung sau đây:
a) Bảng nội quy quy định về: Giờ tập luyện, đối tượng được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; đối tượng không được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; trang phục tập luyện, thi đấu, biểu diễn; biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện, thi đấu và các quy định khác;
b) Bảng chỉ dẫn quy định về: Bản đồ khu vực bay, giới hạn khu vực bay, các quy định về khu vực bay, số điện thoại của người có trách nhiệm quản lý bay, tần số bộ đàm và cách thức liên lạc khi cần thiết.
4. Kế hoạch an toàn, tìm kiếm và cứu nạn
a) Kế hoạch nêu rõ các biện pháp bảo đảm an toàn, tìm kiếm và cứu nạn trong vùng hoạt động bay thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở và phải thường xuyên kiểm tra, cập nhập kế hoạch bay;
b) Người tham gia hoạt động môn Dù lượn và môn Diều bay phải được phổ biến và hướng dẫn kế hoạch để nắm rõ về cách thức liên lạc và trình tự các bước tìm kiếm, cứu nạn.
Như vậy, theo quy định trên thì điều kiện gió phù hợp để cất cánh môn Diều bay là:
- Đối với Diều bay không có động cơ là từ 6,6-8,8 m/s;
- Đối với Diều bay có động cơ là từ 0-8,8 m/s.
Mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Diều bay được phép hướng dẫn bao nhiêu người?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 06/2018/TT-BVHTTDL, có quy định về tần suất bay và mật độ hướng dẫn như sau:
Tần suất bay và mật độ hướng dẫn
1. Khoảng thời gian cất cánh giữa các lượt bay tối thiểu là 90 giây.
2. Mật độ hướng dẫn tập luyện
a) Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn phải bảo đảm:
- Hướng dẫn không quá 05 người trong 01 giờ học;
- Bay kèm không quá 01 người/01 lượt bay.
b) Một người tập bay không quá 02 chuyến/01 ban bay.
Như vậy, theo quy định trên thì mỗi người hướng dẫn tập luyện môn Diều bay được phép hướng dẫn không quá 05 người trong 01 giờ học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Nhà báo Việt Nam là cơ quan nào? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam do ai triệu tập?
- Năm cá nhân số 6 năm 2025? Ý nghĩa chi tiết của năm cá nhân số 6 trong năm 2025 ra sao? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Thời hạn kiểm toán được thực hiện trong bao lâu? Khi thực hiện kiểm toán nếu cần thay đổi thời hạn kiểm toán thì cần làm gì?
- Quyền của bên bảo lãnh đối ứng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh đối ứng thế nào?
- Số tiền lì xì đẹp Tết là bao nhiêu? Số tiền lì xì may mắn cho người yêu? Tiền lì xì của công ty có tính thuế TNCN không?