Điều kiện để người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị xét tặng Giấy khen là gì?

Xin cho hỏi: Những hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình? Điều kiện để người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị xét tặng Giấy khen là gì? - Câu hỏi của anh Chiến (TP. HCM)

Những hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình?

Theo Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định những hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

Theo Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về các hành vi bạo lực gia đình như sau:

Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.


bạo lực gia đình

Điều kiện để người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị xét tặng Giấy khen là gì? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu hình thức khen thưởng đối với người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng
...
2. Hình thức khen thưởng:
a) Giấy khen;
b) Bằng khen;
c) Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Huy chương;
đ) Huân chương;
e) Cá nhân, tập thể được khen thưởng ngoài các hình thức khen thưởng quy định tại điểm a, b, c, d và đ, khoản 2 Điều này còn được nhận tiền thưởng tương ứng với hình thức được khen thưởng theo định hiện hành.

Căn cứ trên quy định có 06 hình thức khen thưởng đối với người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình, gồm:

- Giấy khen;

- Bằng khen;

- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Huy chương;

- Huân chương;

- Cá nhân, tập thể được nhận tiền thưởng tương ứng với hình thức được khen thưởng theo định hiện hành.

Điều kiện để người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị xét tặng Giấy khen là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Điều kiện khen thưởng
....
2. Điều kiện đề nghị xét tặng Giấy khen của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Cá nhân, tập thể đạt một trong các điều kiện sau đây thì được đề nghị xét tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Cá nhân, tập thể được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khen 2 lần liên tục hoặc 3 lần không liên tục và tại thời điểm đề nghị khen thưởng không vi phạm những quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Cá nhân, tập thể có những đóng góp đột xuất, tạo được ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Cá nhân, tập thể có sáng kiến trong phòng, chống bạo lực gia đình được áp dụng vào thực tiễn của địa phương và thu được kết quả tích cực;
d) Cá nhân, tập thể thuộc cơ quan, tổ chức cấp huyện được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị xét tặng Giấy khen cần có một trong các điều kiện sau:

- Cá nhân, tập thể được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khen 2 lần liên tục hoặc 3 lần không liên tục và tại thời điểm đề nghị khen thưởng không vi phạm những quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình;

- Cá nhân, tập thể có những đóng góp đột xuất, tạo được ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng về phòng chống bạo lực gia đình;

- Cá nhân, tập thể có sáng kiến trong phòng chống bạo lực gia đình được áp dụng vào thực tiễn của địa phương và thu được kết quả tích cực;

- Cá nhân, tập thể thuộc cơ quan, tổ chức cấp huyện được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về phòng chống bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Có tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc không? Phải thông báo với ai khi phát hiện hành vi vi phạm?
Pháp luật
Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình có phải là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Cấm tiếp xúc là gì? Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì sẽ thực hiện các biện pháp xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
967 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào