Điều kiện để kết hôn cần đáp ứng những yếu tố nào? Xử lý đối với hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi như thế nào?
Điều kiện để kết hôn cần đáp ứng những yếu tố nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Theo quy định này, xét điều kiện về độ tuổi, chỉ khi nào người nam từ đủ 20 tuổi trở lên, người nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì mới được đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền và sẽ được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp
Do đó, nếu không đáp ứng điều kiện kết hôn, trong đó có điều kiện về độ tuổi, cơ quan có thẩm quyền sẽ không thực hiện đăng ký kết hôn cho nam nữ. Nên không hiếm gặp trên thực tế, nhiều cặp đôi chưa đủ tuổi chỉ tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật thừa nhận.
Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
“8. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này”.
Như vậy, có thể hiểu kết hôn chưa đủ tuổi là việc kết hôn khi có ít nhất một trong hai người chưa đủ tuổi theo quy định và đây còn được gọi là tảo hôn.
Điều kiện để kết hôn cần đáp ứng những yếu tố nào? Xử lý đối với hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức phạt khi kết hôn với người chưa đủ tuổi là bao nhiêu?
Theo Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định về hành vi tảo hôn tổ chức tảo hôn cụ thể như sau:
“Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay, hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi chỉ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vẫn tiếp tục quan hệ vợ chồng trái luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã được Toà án ra bản án, quyết định có hiệu lực chấm dứt tình trạng này.
Có phải xử lý hình sự đối với hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi hay không?
Về trách nhiệm hình sự, Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
“Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm”.
Như vậy, về vấn đề của bạn cung cấp thì Bộ luật Hình sự quy định đối với việc tổ chức tảo hôn thì Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?