Điều kiện để được vay vốn tín dụng ưu đãi là gì? Người vay là hộ nghèo sau khi được vay vốn tín dụng ưu đãi thì có được dùng tiền đó góp vốn sản xuất kinh doanh hay không?
- Điều kiện để được vay vốn tín dụng ưu đãi là gì?
- Người vay là hộ nghèo sau khi được vay vốn tín dụng ưu đãi thì có được dùng tiền đó góp vốn sản xuất kinh doanh hay không?
- Thời hạn cho vay đối với khoản vốn tín dụng ưu đãi là bao lâu?
- Lãi suất cho vay đối với khoản vốn tín dụng ưu đãi được quy định như thế nào?
Điều kiện để được vay vốn tín dụng ưu đãi là gì?
Điều kiện để được vay vốn tín dụng ưu đãi là gì?
Tại Điều 13 Nghị định 78/2020/NĐ-CP, điều kiện để được vay vốn tín dụng ưu đãi được quy định như sau:
“1. Đối với Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã;
2. Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Nghị định này.”
Theo đó, trường hợp người vay vốn tín dụng ưu đãi là hộ nghèo thì điều kiện bắt buộc là phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.
Người vay là hộ nghèo sau khi được vay vốn tín dụng ưu đãi thì có được dùng tiền đó góp vốn sản xuất kinh doanh hay không?
Mục đích sử dụng vốn tín dụng ưu đãi được quy định tại Điều 14 Nghị định 78/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 14. Vốn vay được sử dụng vào các việc sau :
1. Đối với hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để :
a) Mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh;
b) Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.
2. Đối với các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để chi phí cho sản xuất, kinh doanh theo chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng vốn vay để mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường.
4. Người vay là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, sử dụng vốn vay để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay.
5. Người vay là các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo các mục đích do bên ủy thác yêu cầu và được ghi trong hợp đồng ủy thác.”
Căn cứ quy định trên, có thể thấy người vay là hộ nghèo có thể sử dụng vốn vay vào nhiều mục đích, trong đó có việc góp vốn để thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thời hạn cho vay đối với khoản vốn tín dụng ưu đãi là bao lâu?
Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn được quy định tại Điều 17 Nghị định 78/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của Người vay.
(2) Trường hợp Người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do nguyên nhân khách quan, được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ.
(3) Trường hợp Người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, Người vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả thì chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
(4) Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Lãi suất cho vay đối với khoản vốn tín dụng ưu đãi được quy định như thế nào?
Tại Điều 16 và Điều 18 Nghị định 78/2020/NĐ-CP có quy định về mức cho vay vốn tín dụng ưu đãi và lãi suất cho vay áp dụng như sau:
* Mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ.
* Lãi suất cho vay
(1) Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định này do Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vực II và khu vực III.
(2) Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Có thể thấy, việc cho vay vốn tín dụng ưu đãi nói trên được thực hiện dựa trên mức cho vay là lãi suất cụ thể theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp người vay vốn tín dụng ưu đãi là hộ nghèo thì điều kiện bắt buộc là phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Vốn vay có thể được sử dụng vào nhiều mục đích, trong đó có việc góp vốn để thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?