Điều kiện để được mua sắm tài sản công phục vụ cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
- Điều kiện để được mua sắm tài sản công phục vụ cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cho mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập?
- Đối với các tài sản công nào đơn vị sự nghiệp công lập không được phép để thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
Điều kiện để được mua sắm tài sản công phục vụ cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Tại Điều 52 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Việc mua sắm cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản công khác được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức;
b) Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản.
2. Không bố trí ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản công chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
3. Phương thức mua sắm tài sản công, hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 31 của Luật này.
Căn cứ theo đó việc mua sắm cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản công khác được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức;
- Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản.
Điều kiện để được mua sắm tài sản công phục vụ cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cho mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập?
Tại Điều 37 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định cho mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Đối với trường hợp mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập phải lập thành dự án đầu tư thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
- Các trường hợp khác không thuộc phạm vi của trường hợp trên thì thẩm quyền quyết định được xác định theo khoản 2 Điều 37 này như sau:
Mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
...
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị;
d) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản nay.
Đối với các tài sản công nào đơn vị sự nghiệp công lập không được phép để thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
Tại khoản 5 Điều 54 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định có 03 trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập không được phép để thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với tài sản công, gồm:
- Tài sản công do Nhà nước giao;
- Tài sản công được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước;
- Quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà tiền thuê đất đã trả một lần cho cả thời gian thuê không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sau khi được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?