Điều kiện để được hưởng trợ cấp mai táng phí đối với dân công hỏa tuyến là gì? Ai có trách nhiệm chi trả trợ cấp mai táng phí cho dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến?
- Điều kiện để được hưởng trợ cấp mai táng phí đối với dân công hỏa tuyến là gì?
- Ai có trách nhiệm chi trả trợ cấp mai táng phí cho dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến?
- Hồ sơ của thân nhân dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến để xét hưởng trợ cấp mai táng phí chuẩn bị các giấy tờ gì và thủ tục thực hiện trợ cấp thế nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến là gì?
Điều kiện để được hưởng trợ cấp mai táng phí đối với dân công hỏa tuyến là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư liên tịch 138/2015/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC quy định về trợ cấp mai táng phí cho dân công hỏa tuyến như sau:
Trợ cấp mai táng phí
1. Đối tượng có đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này, khi từ trần, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp đối tượng đã từ trần trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì người lo mai táng không được hưởng trợ cấp mai táng phí.
3. Trường hợp đối tượng từ trần kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi mà chưa có quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần của cấp có thẩm quyền thì khi có quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí theo quy định.
Theo đó để được hưởng trợ cấp mai táng phí phải đảm bảo thuộc trong đối tượng có đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại Điều 2, và người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều kiện để được hưởng trợ cấp mai táng phí đối với dân công hỏa tuyến là gì? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm chi trả trợ cấp mai táng phí cho dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 138/2015/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC quy định nguồn kinh phí thực hiện như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí chi trả chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này do ngân sách Trung ương bảo đảm. Bộ Tài chính cấp theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, chuyển các đơn vị, địa phương thực hiện chi trả.
2. Kinh phí chi mua thẻ bảo hiểm y tế và thực hiện trợ cấp mai táng phí theo hướng dẫn tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này do ngân sách địa phương bảo đảm.
3. Kinh phí đảm bảo cho công tác xét duyệt, chi trả chế độ trợ cấp một lần hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư này bằng 4% tổng kinh phí chi trả cho các đối tượng do ngân sách Trung ương bảo đảm.
Nội dung chi kinh phí đảm bảo cho công tác xét duyệt, chi trả gồm: Tuyên truyền, phổ biến chính sách; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; xét duyệt, thẩm định hồ sơ; kiểm tra, sơ, tổng kết; in ấn tài liệu, mẫu biểu, Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến; văn phòng phẩm; sửa chữa nhỏ trang bị phục vụ công tác quản lý, xét duyệt, chi trả. Mức chi thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Theo đó, ngân sách địa phương bảo đảm việc chi trả trợ cấp mai táng phí cho dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến.
Hồ sơ của thân nhân dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến để xét hưởng trợ cấp mai táng phí chuẩn bị các giấy tờ gì và thủ tục thực hiện trợ cấp thế nào?
Về hồ sơ, thủ tục cấp mai táng phí đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến cần đảm bảo thực hiện theo Điều 12 Thông tư liên tịch 138/2015/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC cụ thể như sau:
Hồ sơ, trình tự thực hiện trợ cấp mai táng phí
1. Hồ sơ của thân nhân đối tượng để xét hưởng trợ cấp mai táng phí, gồm:
a) Bản trích sao quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần của đối tượng đã từ trần;
b) Giấy chứng tử.
2. Trình tự thực hiện trợ cấp mai táng phí
a) Đối với thân nhân đối tượng
Nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định của thân nhân đối tượng, kiểm tra, hoàn thiện 02 bộ hồ sơ, làm công văn đề nghị theo mẫu số 5A và danh sách đề nghị trợ cấp mai táng phí theo mẫu số 5B gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện
Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, kiểm tra, thẩm định, làm công văn đề nghị theo mẫu số 5C, lập danh sách theo mẫu số 5B, kèm theo 01 bộ hồ sơ của thân nhân đối tượng, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh.
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh
Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, kiểm tra, tổng hợp danh sách, lưu hồ sơ và ra quyết định hưởng trợ cấp, chuyển quyết định cùng kinh phí về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để chi trả cho thân nhân đối tượng.
đ) Sau khi nhận được kinh phí trợ cấp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển về, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chi trả cho thân nhân đối tượng.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến là gì?
Tại khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch 138/2015/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC có quy định thì:
- Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện do Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân cấp huyện là Trưởng ban, cơ quan quân sự, Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực và các thành viên gồm:
Đại diện Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp; các ngành: Công an, Nội vụ, Tài chính, Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội Người cao tuổi, Ban Liên lạc dân công hỏa tuyến (nếu có)
- Thành lập Tổ tư vấn (gồm: Đại diện Lãnh đạo Ủy ban các thời kỳ, đại diện Ban Chỉ huy quân sự, Phòng Nội vụ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cựu Chiến binh, Lưu trữ...; Tổ trưởng Tổ tư vấn là một chỉ huy cơ quan quân sự cấp huyện)
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách đối với nhân dân và đối tượng là dân công hỏa tuyến tại địa phương. Tổ chức tập huấn cho các cơ quan chức năng cấp huyện và lãnh đạo chính quyền, cán bộ, thành viên tham gia Hội đồng chính sách cấp xã
- Trên cơ sở hồ sơ lưu trữ và báo cáo của Hội đồng chính sách cấp xã, chỉ đạo Tổ tư vấn xác định các đợt đi dân công hỏa tuyến, số lượng người đi của từng xã trong huyện; báo cáo Ban Chỉ đạo cấp huyện kết luận và thông báo cho Hội đồng chính sách từng xã làm cơ sở xét duyệt
- Chủ trì kiểm tra việc thực hiện và giải quyết những vướng mắc, phát sinh tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?