Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động phân phối điện là gì? Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động phân phối điện là bao nhiêu?
Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động phân phối điện là gì?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) và (khoản 3 bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 7 Nghị định 08/2018/NĐ-CP) có quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phân phối điện
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phân phối điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.
2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm.
Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được 15 đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.
Theo đó, để được cấp giấy phép giấy phép hoạt động phân phối điện tổ chức đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.
- Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm.
- Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được 15 đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.
Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động phân phối điện là gì? Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động phân phối điện là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép phân phối điện?
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 19 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) có quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
1. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực
a) Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động truyền tải điện và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Như vậy, chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép phân phối điện là:
- Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động phân phối điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động phân phối điện là bao nhiêu?
Căn cứ Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC thì mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động phân phối điện được quy định như sau:
TT | Nội dung công việc thu phí | Mức thu (đồng) |
A | Thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do cơ quan Trung ương thực hiện | |
IV | Hoạt động phân phối điện | |
1 | Tổng chiều dài đường dây dưới 1.000 km hoặc Tổng dung lượng trạm biến áp dưới 300 MVA | 12.100.000 |
2 | Tổng chiều dài đường dây từ 1.000 km đến dưới 2.000 km hoặc Tổng dung lượng trạm biến áp từ 300 MVA đến dưới 600 MVA | 13.700.000 |
3 | Tổng chiều dài dường dây từ 2.000 km đến dưới 3.000 km hoặc Tổng dung lượng trạm biến áp từ 600 MVA đến dưới 1.000 MVA | 18.800.000 |
4 | Tổng chiều dài đường dây từ 3.000km trở lên hoặc Tổng dung lượng trạm biến áp từ 1.000 MVA trở lên | 21.800.000 |
B | Thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện | |
3 | Hoạt động phân phối điện | 800.000 |
Ghi chú:
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính như sau:
Trong đó: - P1: Phí thẩm định lớn nhất của một trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép (được quy định tại Biểu mức thu nêu trên);
- P1: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại;
- 0,4: Hệ số điều chỉnh.
2. Đối với việc thẩm định và cấp giấy phép hoạt động lĩnh vực phân phối điện: trường hợp tổng chiều dài đường dây và tổng dung lượng trạm biến áp không nằm trong cùng một mức thu theo mục IV Biểu mức thu nêu trên thì áp dụng mức thu phí thẩm định tương ứng với Tổng chiều dài đường dây hoặc tổng dung lượng trạm biến áp có mức thu phí cao hơn.
Ví dụ: Đơn vị đề nghị thẩm định cấp giấy hoạt động lĩnh vực phân phối điện có tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km nhưng có tổng dung lượng trạm biến áp nhỏ hơn 300 MVA thì xác định mức phí thẩm định theo tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km, mức phí thẩm định là 21.800.000đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?