Điều kiện để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ theo phương thức đặt hàng là gì?
- Điều kiện để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ theo phương thức đặt hàng là gì?
- Việc đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ được tổ chức thế nào?
- Nguồn kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ được lấy từ đâu?
Điều kiện để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ theo phương thức đặt hàng là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGTVT có quy định việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ thực hiện theo phương thức đặt hàng khi đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đặt hàng cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quản lý cấp trên để cung cấp dịch vụ vận hành, khai thác bến phà đường bộ khi đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công được giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Ngoài ra đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao nhiệm vụ trong lĩnh vực thuộc diện Nhà nước cấp phép hoạt động phải đáp ứng thêm điều kiện phải là đơn vị đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền giao quyền tự chủ tài chính theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực;
+ Việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của đơn vị, đã và đang được cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ;
+ Danh mục dịch vụ sự nghiệp công có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công do cơ quan có thẩm quyền ban hành làm cơ sở để đặt hàng;
+ Điều kiện đặt hàng khác theo quy định của pháp luật liên quan (nếu có).
- Trường hợp không có đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quản lý cấp trên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quản lý cấp trên không thể cung cấp được dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ, thì áp dụng hình thức đặt hàng cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác khi đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
+ Nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác đã có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công được đặt hàng; có đủ năng lực về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và đội ngũ người lao động đáp ứng được các yêu cầu đặt hàng.
Ngoài ra, đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác được đặt hàng trong lĩnh vực thuộc diện Nhà nước cấp phép hoạt động phải đáp ứng thêm điều kiện phải là nhà cung cấp dịch vụ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
+ Danh mục dịch vụ sự nghiệp công có tính đặc thù do liên quan đến sở hữu trí tuệ hoặc chỉ có một nhà cung cấp đăng ký thực hiện;
+ Danh mục dịch vụ sự nghiệp công có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công do cơ quan có thẩm quyền ban hành làm cơ sở để đặt hàng.
Việc đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ được tổ chức thế nào?
Việc tổ chức đặc hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ được tổ chức theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGTVT như sau:
(1) Đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 32/2019/NĐ-CP, cụ thể quy định này có nêu:
Đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
1. Hình thức đặt hàng
a) Đặt hàng cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo hình thức: Quyết định của cơ quan quản lý cấp trên đặt hàng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Đặt hàng cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác thực hiện theo hình thức: Hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này).
2. Danh mục dịch vụ sự nghiệp công đặt hàng theo danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Nội dung đặt hàng
a) Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công đặt hàng;
b) Chất lượng dịch vụ sự nghiệp công (theo tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành);
c) Thời gian triển khai và thời gian hoàn thành;
d) Đơn giá, giá đặt hàng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giá và các pháp luật khác có liên quan;
đ) Dự toán kinh phí đặt hàng (trường hợp đặt hàng đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện) hoặc giá trị hợp đồng (trường hợp ký hợp đồng đặt hàng cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác), trong đó chi tiết theo các nguồn sau:
- Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng (theo giá tính đủ chi phí) hoặc kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công (trường hợp giá chưa tính đủ chi phí).
- Nguồn phí được để lại chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo pháp luật về phí và lệ phí.
- Nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công theo giá dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá.
- Nguồn khác (nếu có).
e) Phương thức thanh toán, quyết toán;
g) Phương thức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm;
h) Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công;
i) Quyền và nghĩa vụ của cơ quan đặt hàng;
k) Ngoài ra, các bên có thể bổ sung một số nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.
4. Ngoài các nội dung đặt hàng quy định tại khoản 3 Điều này, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương có thể bổ sung một số nội dung khác về đặt hàng để phù hợp với yêu cầu quản lý đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc theo nội dung đặt hàng theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
(2) Hồ sơ đặt hàng phải kèm theo quy trình vận hành, khai thác; yêu cầu chất lượng dịch vụ theo phương án vận hành khai thác; yêu cầu bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đường bộ.
Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ được lấy từ đâu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGTVT quy định về nguồn kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công vận hành khai thác bến phà đường bộ được lấy từ:
(1) Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế đường bộ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
(2) Nguồn phí được để lại chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo pháp luật về phí và lệ phí.
(3) Nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công theo giá dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá.
(4) Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?