Điều kiện công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án được quy định ra sao? Mẫu quyết định công nhận đối thoại thành được quy định ra sao?
Điều kiện công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định như sau:
Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án
Kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Các bên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Các bên là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận, thống nhất;
3. Nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
4. Trường hợp các bên thuận tình ly hôn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;
5. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải, đối thoại thì thỏa thuận, thống nhất chỉ được công nhận khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của họ;
6. Trường hợp các bên thỏa thuận, thống nhất được một phần tranh chấp dân sự, một phần khiếu kiện hành chính thì chỉ được công nhận khi nội dung thỏa thuận, thống nhất không liên quan đến các phần khác của tranh chấp, khiếu kiện đó.
Chiếu theo quy định này, kết quả đối thoại thành tại Tòa án được công nhận khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.
Mẫu quyết định công nhận đối thoại thành được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Quyết định công nhận đối thoại thành tại Tòa án bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 34 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án
Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phải có các nội dung sau đây:
1. Ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Tên Tòa án ra quyết định;
3. Họ, tên của Thẩm phán ra quyết định;
4. Họ, tên, địa chỉ của các bên, người đại diện, người phiên dịch;
5. Nội dung hòa giải thành, đối thoại thành;
6. Căn cứ ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
Theo đó, quyết định công nhận đối thoại thành tại Tòa án phải bao gồm những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên Tòa án ra quyết định;
- Họ, tên của Thẩm phán ra quyết định;
- Họ, tên, địa chỉ của các bên, người đại diện, người phiên dịch;
- Nội dung hòa giải thành, đối thoại thành;
- Căn cứ ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
Mẫu quyết định công nhận đối thoại thành tại Tòa án được quy định ra sao?
Quyết định công nhận đối thoại thành tại Tòa án được thực hiện theo Mẫu số 01-QĐĐT ban hành kèm theo Công văn 235/TANDTC-PC năm 2021, cụ thể như sau:
Tải Mẫu số 01-QĐĐT tại đây: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?