Điều kiện cho học sinh, sinh viên vay vốn để trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường là gì?
- Học sinh, sinh viên vay vốn để thực hiện các công việc gì? Đối tượng học sinh, sinh viên nào được cho vay vốn?
- Điều kiện cho học sinh, sinh viên vay vốn để trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường là gì?
- Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cho học sinh, sinh viên vay vốn như thế nào?
Học sinh, sinh viên vay vốn để thực hiện các công việc gì? Đối tượng học sinh, sinh viên nào được cho vay vốn?
Tại Điều 1 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm:
- Tiền học phí;
- Chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.
Và theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg) về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
- Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
+ Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
+ Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
+ Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
- Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Điều kiện cho học sinh, sinh viên vay vốn để trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện cho học sinh, sinh viên vay vốn để trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường là gì?
Để được vay vốn, học sinh, sinh viên cần đáp ứng thêm các điều kiện tại Điều 4 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg như sau:
Điều kiện vay vốn:
1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
Chi tiết về việc trách nhiệm xác nhận cho học sinh, sinh viên vay vốn anh/chị có thể tham khảo thêm Công văn 12052/BGDĐT-HSSV năm 2007.
Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cho học sinh, sinh viên vay vốn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg (Được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg) quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cho học sinh, sinh viên vay vốn, cụ thể:
Trách nhiệm của các cơ quan:
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn nhà nước để cho học sinh, sinh viên vay và kinh phí cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt việc cho học sinh, sinh viên vay vốn.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành:
a) Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc quyền quản lý phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện chính sách tín dụng học sinh, sinh viên.
b) Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thực hiện xác nhận việc học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có đủ điều kiện vay vốn quy định tại các khoản 2, 3 Điều 4 Quyết định này.
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định của pháp luật và Quyết định này.
4. Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với học sinh, sinh viên theo quy định. Tổ chức huy động vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong quá trình cho vay để vốn vay được sử dụng đúng mục đích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên trong việc nhận tiền vay và đóng học phí.
5. Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là học sinh, sinh viên đã được vay vốn nhà nước theo quy định tại Quyết định này có trách nhiệm đôn đốc học sinh, sinh viên chuyển tiền về gia đình để trả nợ hoặc trực tiếp trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?