Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) tại Việt Nam là gì?
- Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của WTO tại Việt Nam là gì?
- Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước như thế nào?
- Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước được xác định như thế nào?
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của WTO tại Việt Nam là gì?
Căn cứ nội dung của Hiệp định 261/WTO/VB về Chống bán phá giá -Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994.
Đồng thời, căn cứ nội dung được Luật hóa tại khoản 1 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn đầy đủ 3 điều kiện:
- Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể; trừ trường hợp biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
- Có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước; và
- Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu và thiệt hại/đe dọa thiệt hại/ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) tại Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước như thế nào?
- Xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây, căn cứ Điều 23 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:
+ Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối của khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước hoặc tiêu dùng trong nước;
+ Tác động ép giá, kìm giá của hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam đối với giá bán của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;
+ Tác động của hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp đối với tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước, bao gồm mức suy giảm thực tế, suy giảm tiềm ẩn của doanh thu, lượng bán hàng, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, công suất, năng suất, đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán trong nước; độ lớn của biên độ bán phá giá, mức trợ cấp; và ảnh hưởng bất lợi thực tế và tiềm ẩn đối với dòng tiền, tồn kho, lao động, tiền lương, khả năng huy động vốn;
+ Các yếu tố tác động khác.
- Xác định đe dọa gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước được dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây, căn cứ Điều 24 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:
+ Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối của khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước hoặc so với tiêu dùng trong nước;
+ Năng lực sản xuất của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đủ lớn hoặc có thể gia tăng đáng kể trong tương lai gần dẫn đến khả năng gia tăng đáng kể của khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam;
+ Hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam làm giảm giá đáng kể, hoặc kìm giá ở mức đáng kể, hoặc ngăn không cho tăng đáng kể giá bán của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước, dẫn đến khả năng gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu;
+ Số liệu tồn kho của hàng hóa bị điều tra;
+ Các yếu tố khác.
- Xác định ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước được dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây, căn cứ Điều 25 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:
+ Kế hoạch của ngành sản xuất trong nước;
+ Công suất và sản lượng sản xuất;
+ Khối lượng, số lượng bán hàng trong nước;
+ Thị phần, doanh thu, lợi nhuận;
+ Giá bán hàng hóa tương tự trong nước;
+ Tình hình xuất khẩu hàng hóa tương tự và tình hình nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;
+ Tồn kho;
+ Nhân công và tiền lương;
+ Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 10/2018/NĐ-CP khi xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong nước, cần xem xét:
- Việc bán phá giá, trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành một ngành sản xuất trong nước.
- Các yếu tố khác ngoài việc bán phá giá, trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước sẽ không được xem xét vào ảnh hưởng do hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp gây ra, bao gồm:
+ Khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam không bị bán phá giá, không được trợ cấp;
+ Mức độ giảm sút của cầu tiêu dùng hoặc sự thay đổi về hình thức tiêu dùng đối với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;
+ Chính sách hạn chế thương mại;
+ Sự phát triển của công nghệ;
+ Khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước;
+ Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra thấy phù hợp chống bán phá giá
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?