Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở vừa dùng để ở vừa dùng vào mục đích kinh doanh thuốc tây được quy định thế nào?
- Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở vừa dùng để ở vừa dùng vào mục đích kinh doanh thuốc tây được quy định thế nào?
- Cơ sở vừa dùng để ở vừa dùng vào mục đích kinh doanh thuốc tây có thuộc đối tượng kiểm tra về phòng cháy chữa cháy không?
- Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy theo hình thức nào?
Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở vừa dùng để ở vừa dùng vào mục đích kinh doanh thuốc tây được quy định thế nào?
Căn cứ Mục 21 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
DANH MỤC CƠ SỞ DO CƠ QUAN CÔNG AN QUẢN LÝ
...
21. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình có tổng diện tích sản xuất, kinh doanh từ 300 m2 trở lên.
Theo quy định trên thì cơ sở vừa dùng để ở vừa dùng vào mục đích kinh doanh thuốc tây của chị có diện tích kinh doanh tầm 500m2, do đó cơ sở này thuộc danh mục cơ sở do Cơ quan Công an quản lý.
Cũng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì cơ sở này cần đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy sau đây:
(1) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
(2) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định,
Trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
(3) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(4) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
(5) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác;
Phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở vừa dùng để ở vừa dùng vào mục đích kinh doanh thuốc tây được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở vừa dùng để ở vừa dùng vào mục đích kinh doanh thuốc tây có thuộc đối tượng kiểm tra về phòng cháy chữa cháy không?
Đối tượng kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng kiểm tra:
a) Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
b) Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
...
2. Nội dung kiểm tra:
a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định này;
b) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
...
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở vừa dùng để ở vừa dùng vào mục đích kinh doanh thuốc tây của chị thuộc đối tượng kiểm tra về phòng cháy chữa cháy.
Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy theo hình thức nào?
Hình thức kiểm tra về phòng cháy chữa cháy được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
...
3. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
a) Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;
b) Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
...
Như vậy, theo quy định, người đứng đầu cơ sở vừa dùng để ở vừa dùng vào mục đích kinh doanh thuốc tây có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy theo các hình thức sau đây:
- Kiểm tra thường xuyên;
- Kiểm tra định kỳ 06 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?