Điều chỉnh lương và phụ cấp đối với giáo viên để khắc phục tình giáo viên xin nghỉ, xin thôi việc?
Chính phủ yêu cầu điều chỉnh lương và phụ cấp đối với giáo viên để khắc phục tình giáo viên xin nghỉ, xin thôi việc?
Căn cứ vào tiểu mục 13 Mục I Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2022 đã đặt ra một số nhiệm vụ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải tiến hành thức hiện trong thời gian tới như sau:
- Xây dựng Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Quốc hội. .
- Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai tuyển dụng số giáo viên được Bộ Chính trị quyết định cho địa phương năm học 2022 2023; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo viên; phối hợp với Bộ Nội vụ điều chỉnh lương, phụ cấp cho giáo viên.
- Chủ động phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí và các địa phương tăng cường truyền thông vận động phụ huynh học sinh cho trẻ em tiêm phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan khẩn trương ban hành văn bản quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vì lợi ích và quyền lợi học tập suốt đời của người học, hoàn thành trước ngày 30 tháng 11 năm 2022; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh chủ trương phân luồng và thúc đẩy vừa học nghề, vừa học văn hóa tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải chỉ đạo tuyển dụng giáo viên được Bộ Chính trị quyết định để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ và thiếu giáo viên tại các địa phương, bên cạnh đó việc tuyển dụng giáo viên cũng nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo viên để đạt được những kết quả tốt trong công tác giáo dục.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có trách nhiệm phối hợp cùng với Bộ Nội vụ để đưa ra những phương án điều chỉnh lương cũng như là phụ cấp cho giáo viên trong thời gian tới nhằm cải thiện thu nhập của giáo viên, giảm tỷ lệ giáo viên xin nghỉ, xin thôi việc vì tiền lương quá thấp.
Điều chỉnh lương và phụ cấp đối với giáo viên để khắc phục tình giáo viên xin nghỉ, xin thôi việc?
Tiền lương của giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay áp dụng đối với giáo viên tại cơ sở giáo dục công lập là 1.490.000 đồng/tháng.
Hệ số lương của giáo viên được áp dụng theo quy định tại các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.
Ví dụ: Giáo viên trung học phổ thông hạng III sẽ có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98. Theo đó thì tiền lương của giáo viên trung học phổ thông hạng III sẽ giao động từ 3.486.000 đồng/tháng đến 7.420.200 đồng/tháng.
Áp dụng cách tính tương tự với những hạng giáo viên khác.
Mức phụ cấp thâm niên của giáo viên là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phụ cấp thâm niên
1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo như quy định trên thì giáo viên tham gia giảng dạy và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 5 năm trở lên thì sẽ được tính phụ cấp thâm niên là 5% trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung.
Bắt đầu từ năm thứ 6 đóng bảo hiểm xã hội thì mức phụ cấp thâm niên của giáo viên sẽ tăng thêm 1% cho mỗi 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Nghĩa là giáo viên đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trong năm thì mức phụ cấp thâm niên là 6%, năm thứ 7 sẽ là 7%,... tương tự cách tính như thế để xác định cho những năm đóng bảo hiểm xã hội tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?