Điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024 như thế nào? Phúc khảo điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024?
Điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024 như thế nào? Phúc khảo điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024?
Ngày 15/11/2024, Hội đồng thi tuyển Kiểm tra Viên VKSND Tối cao đã có Thông báo 122/TB-HĐTT Tải về Kết quả điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024 và thủ tục phúc khảo.
Theo đó, điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024 như sau:
Tải về Điểm thi Kiểm tra viên chính
Tải về Điểm thi Kiểm tra viên cao cấp
Thủ tục phúc khảo điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024:
Theo Thông báo 122/TB-HĐTT, trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng thi tuyển thông báo công khai điểm thi, người dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi tuyển (qua Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao, địa chỉ: Số 09 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Trong đơn ghi rõ họ tên, đơn vị công tác, số báo danh, môn phúc khảo, số điện thoại liên hệ).
Nếu đơn phúc khảo gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu vào phong bì.
Lưu ý: Chỉ xem xét, giải quyết đơn đề nghị phúc khảo được gửi trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện đến Hội đồng thi tuyển.
Lệ phí phúc khảo là 150.000 đồng/bài thi và nộp trực tiếp tại Phòng 1107 trụ sở VKSND tối cao hoặc qua số tài khoản: 1230366956 - Đỗ Thị Bích Hồng, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung, Hà Nội (SDT: 0986.806.182).
Lưu ý: Nội dung chuyển khoản phải ghi rõ: họ và tên, số báo danh, môn phúc khảo.
Điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024 như thế nào? Phúc khảo điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên chính như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên chính
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân; nếu đang làm việc tại các Viện kiểm sát quân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát quân sự:
1. Đã là Kiểm tra viên ít nhất 05 năm.
2. Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm tra viên chính.
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên chính.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13, để được bổ nhiêm Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân thì phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát;
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này;
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Đã là Kiểm tra viên ít nhất 05 năm;
- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm tra viên chính;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên chính.
Theo đó, người được bổ nhiệm Kiểm tra viên chính phải có ít nhất 05 năm làm Kiểm tra viên.
Kiểm tra viên chính của Viện kiểm sát nhân dân do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo Điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
7. Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người có thẩm quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng dành do cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất là mẫu nào? Hướng dẫn điền?
- Điều kiện hành nghề công tác xã hội là gì? Thời lượng tham gia khóa đào tạo cập nhật kiến thức công tác xã hội?
- Nhà đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” được cung cấp dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện nào từ 25/12/2024?
- Hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế gồm những loại hồ sơ nào? Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế thế nào?
- Mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ?