Điểm mới trong quy định về giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng kể từ ngày 1/7/2024?
- Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng hỗ trợ thương lượng từ ngày 1/7/2024?
- Hoàn thiện quy định về thủ tục rút gọn áp dụng để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
- Bổ sung quy định về tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng kể từ ngày 1/7/2023?
Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng hỗ trợ thương lượng từ ngày 1/7/2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Yêu cầu và tiếp nhận thương lượng
1. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thương lượng.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiếp nhận yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không trả lời yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng theo quy định tại Điều 57 của Luật này hoặc từ chối thương lượng mà không có lý do chính đáng, người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ thương lượng khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
So với quy định tại Điều 31 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Thương lượng
1. Người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Theo như quy định trên, so với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Tuy nhiên lại không quy định trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không trả lời yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng.
Do vậy, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã quy định trường hợp nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh không trả lời yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng hoặc từ chối thương lượng mà không có lý do chính đáng, người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ thương lượng khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Điểm mới trong quy định về giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng kể từ ngày 1/7/2024?
Hoàn thiện quy định về thủ tục rút gọn áp dụng để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Bộ luật số 45/2019/QH14, Luật số 59/2020/QH14 và Luật số 13/2022/QH15
1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 191 như sau:
“b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 5 Điều 317 của Bộ luật này;”.
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 317 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 1 như sau:
“1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:”;
b) Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 như sau:
“5. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong việc giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.”
Theo như quy định trên, vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng thì được giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Bổ sung quy định về tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng kể từ ngày 1/7/2023?
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện
1. Tiền bồi thường thiệt hại và đối tượng thụ hưởng trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.
2. Trong trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng, tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động chung vì quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Chính phủ.
So với quy định tại Điều 46 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng
Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vì lợi ích công cộng được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.
Theo đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã bổ sung quy định về tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng, tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động chung vì quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Chính phủ.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?