Điểm mới Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT về điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15 12 2024?
Điểm mới Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT về điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15 12 2024?
Xem thêm: Dự thảo 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm trong năm 2025
Xem thêm: Mẫu kê khai tài sản thu nhập cuối năm 2024 và hướng dẫn cách kê khai?
Xem thêm: Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên mầm non, phổ thông công lập từ 15/12/2024
>> Xem thêm: Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15/12/2024 theo Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT
>> Xem thêm: Điều kiện xét thăng hạng giáo viên THCS hạng 1, 2 mới
Ngày 30/10/2024 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học. TẢI VỀ
Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT áp dụng đối với viên chức giảng dạy chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập (sau đây gọi chung là giáo viên mầm non, phổ thông) và viên chức giảng dạy chương trình giáo dục dự bị đại học, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong các trường dự bị đại học (sau đây gọi chung là giáo viên dự bị đại học) đã được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học, đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT cũng áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức theo phân công, phân cấp có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông và giáo viên dự bị đại học.
Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.
Cụ thể Điểm mới Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT về điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15 12 2024:
- Hiện nay, tại Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập như sau:
Giáo viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
+ Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
+ Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.
+ Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường hợp giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Giáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư này để dự xét thăng hạng phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ở hạng đăng ký dự xét theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Tuy nhiên, Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 2 và hạng 1 đối với giáo viên mầm non, tiểu học, phổ thông, giáo viên dự bị đại học tại các điều:
+ Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) (Điều 3 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT)
+ Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) (Điều 4 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT)
+ Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) (Điều 5 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT)
+ Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) (Điều 6 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT)
+ Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) (Điều 7 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT)
+ Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) (Điều 8 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT)
+ Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) (Điều 9 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT)
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I (mã số V.07.05.13) (Điều 10 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT)
+ Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II (mã số V.07.07.18) (Điều 11 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT)
+ Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I (mã số V.07.07.17) (Điều 12 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT)
Như vậy, điểm mới Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT về điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15 12 2024:
(1) Không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
(2) Quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 2 và hạng 1 đối với giáo viên mầm non, tiểu học, phổ thông, giáo viên dự bị đại học. Cụ thể:
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3 và tương đương:
+ Có 2 năm (đối với mầm non) và 3 năm (đối với phổ thông, dự bị đại học) công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên;
+ Có 05 năm (đối với tiểu học) công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 02 năm được xếp loại chất lượng ở mức "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:;
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 2 và tương đương:
Có 5 năm trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
- Về danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng trong tiêu chuẩn, điều kiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đăng ký dự xét hạng I là các danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng đạt được trong thời gian giữ hạng II. (khoản 4 Điều 4, 6, 8, 10 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT)
Điểm mới Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT về điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15 12 2024? (Hình từ Internet)
Điều khoản thi hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định điều khoản thi hành như sau:
- Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2024.
- Các cơ quan, tổ chức theo phân công, phân cấp có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông và giáo viên dự bị đại học xác định việc đạt tiêu chuẩn, điều kiện đối với từng trường hợp đăng ký dự xét thăng hạng cụ thể đảm bảo các quy định của pháp luật.
- Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành bảo đảm các quy định của Chính phủ về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.
- Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT thay thế Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
- Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT.
Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo thế nào?
Căn cứ theo Điều 69, Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định nhiệm vụ và quyền của nhà giáo như sau:
Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?