Dịch vụ tiền mặt được hiểu là như thế nào? Ngân hàng Nhà nước ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với ai?
- Dịch vụ tiền mặt là gì?
- Ngân hàng Nhà nước ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với ai?
- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì đối với thanh toán bằng tiền mặt?
- Mức phí rút tiền mặt tại Ngân hàng được quy định như thế nào?
- Vụ Thanh toán có trách nhiệm gì đối với phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước?
Dịch vụ tiền mặt là gì?
Dịch vụ tiền mặt được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 222/2013/NĐ-CP thì dịch vụ tiền mặt là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước cung cấp cho khách hàng trong việc nộp, rút tiền mặt hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến tiền mặt.
Dịch vụ tiền mặt được hiểu là như thế nào? Ngân hàng Nhà nước ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với ai? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với ai?
Ngân hàng Nhà nước ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 222/2013/NĐ-CP như sau:
Phí dịch vụ tiền mặt
1. Ngân hàng Nhà nước ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với khách hàng của mình.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với khách hàng của mình và niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng Nhà nước ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với khách hàng của mình.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì đối với thanh toán bằng tiền mặt?
Đối với thanh toán bằng tiền mặt, thì Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm được quy định tại Điều 10 Nghị định 222/2013/NĐ-CP như sau:
- Hướng dẫn thực hiện như sau:
+ Các tổ chức sử dụng vốn nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giải ngân vốn cho vay đối với khách hàng bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
+ Ngân hàng Nhà nước ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với khách hàng của mình.
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với khách hàng của mình và niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
- Làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Làm đầu mối phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và thực hiện kế hoạch thông tin tuyên truyền phục vụ triển khai thực hiện Nghị định này.
Mức phí rút tiền mặt tại Ngân hàng được quy định như thế nào?
Mức phí rút tiền mặt tại Ngân hàng được quy định tại Điều 3 Thông tư 35/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư 27/2019/TT-NHNN như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được miễn phí rút tiền mặt trong tháng khi giá trị tiền mặt rút qua tài khoản thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng giá trị tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông nộp về Ngân hàng Nhà nước cùng nơi mở tài khoản.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu mức phí 0,005% trên số chênh lệch dương trong tháng giữa giá trị tiền mặt rút qua tài khoản thanh toán trừ giá trị tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông nộp về Ngân hàng Nhà nước cùng nơi mở tài khoản.
Như vậy, theo quy định trên thì các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước có nhu cầu rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thực hiện việc đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính.
Vụ Thanh toán có trách nhiệm gì đối với phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước?
Vụ Thanh toán có trách nhiệm gì đối với phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 35/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 27/2019/TT-NHNN, khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2019/TT-NHNN, khoản 4 Điều 1 Thông tư 27/2019/TT-NHNN, có quy định về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Sở Giao dịch
a) Thực hiện việc thu phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại đơn vị;
b). (Bãi bỏ)
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Thực hiện việc thu phí rút tiền mặt của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua tài khoản thanh toán tại đơn vị;
b) (Bãi bỏ).
3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.
4. Vụ Thanh toán
a) Theo dõi tình hình thực hiện, giải quyết vướng mắc và tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước những vấn đề liên quan đến việc thực hiện Thông tư này;
b) Tổng hợp, báo cáo số liệu thu phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
5. Cục Công nghệ thông tin
Xây dựng phần mềm nghiệp vụ để tính toán, thu phí tự động và thực hiện bổ sung các mẫu biểu báo cáo liên quan tự động vào hệ thống thông tin báo cáo thống kê, tài chính của Ngân hàng Nhà nước”.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đối với phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước thì Vụ Thanh toán có trách nhiệm sau:
- Theo dõi tình hình thực hiện, giải quyết vướng mắc và tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước những vấn đề liên quan đến việc thực hiện Thông tư này;
- Tổng hợp, báo cáo số liệu thu phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?