Dịch vụ quyết toán ròng là gì? Để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng thành viên chủ trì bù trừ điện tử phải đáp ứng yêu cầu gì?
Dịch vụ quyết toán ròng là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (sau đây gọi là dịch vụ quyết toán ròng) là dịch vụ tiếp nhận và xử lý kết quả quyết toán ròng từ Hệ thống bù trừ tự động, Hệ thống bù trừ thẻ và các hệ thống thanh toán bù trừ khác.
...
Như vậy, dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác là dịch vụ tiếp nhận và xử lý kết quả quyết toán ròng từ Hệ thống bù trừ tự động, Hệ thống bù trừ thẻ và các hệ thống thanh toán bù trừ khác.
Dịch vụ quyết toán ròng là gì? Để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng thành viên chủ trì bù trừ điện tử phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng thành viên chủ trì bù trừ điện tử phải đáp ứng yêu cầu gì?
Theo khoản 4 Điều 36 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng, Thành viên chủ trì BTĐT đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thành viên tham gia quyết toán phải là thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia;
- Có văn bản thỏa thuận trước gửi Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán bù trừ giữa Tổ chức chủ trì BTĐT và thành viên tham gia quyết toán. Văn bản thỏa thuận bao gồm nội dung ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Sở Giao dịch được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên, trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá (khi thiết lập hạn mức BTĐT) để thực hiện việc quyết toán ròng, thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng không đủ khả năng trả nợ vay theo quy định về hoạt động BTĐT tại Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước; có cam kết với Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ số dư tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ, hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) cho Ngân hàng Nhà nước;
- Có xác nhận của Sở Giao dịch về việc thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia tham gia quyết toán đã thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức BTĐT theo quy định hiện hành tại Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước;
- Khi có sự thay đổi thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia tham gia dịch vụ quyết toán ròng từ các hệ thống khác, Thành viên chủ trì BTĐT gửi văn bản đăng ký danh sách thay đổi các thành viên tham gia dịch vụ quyết toán ròng theo Mẫu số TTLNH-35 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia);
- Yêu cầu về nguồn nhân lực
+ Có tối thiểu 02 cán bộ vận hành được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng chỉ hoặc giấy xác nhận đã tham gia đào tạo về quy trình xử lý nghiệp vụ và quy trình vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia;
+ Đối với cán bộ được giao trách nhiệm hoặc ủy quyền thực hiện truyền, nhận dữ liệu quyết toán, ký duyệt lô quyết toán phải có chữ ký điện tử do Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định tại Thông tư quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước;
- Yêu cầu về kỹ thuật
+ Có hệ thống chính và hệ thống dự phòng đối với phần mềm, cơ sở dữ liệu;
+ Có tối thiểu 01 đường truyền chính và 01 đường truyền dự phòng độc lập về hạ tầng cáp truyền dẫn kết nối đến Hệ thống TTLNH Quốc gia.
Gửi văn bản đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng đến cơ quan nào?
Theo Điều 35 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước khi có nhu cầu tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia gửi đề nghị tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia theo Mẫu số TTLNH-01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia);
b) Khi có nhu cầu đăng ký cho đơn vị thành viên tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước gửi văn bản đề nghị theo Mẫu số TTLNH-03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia);
c) Tổ chức chủ trì BTĐT để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng gửi văn bản đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng theo Mẫu số TTLNH-29 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia).
2. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước khi có sự thay đổi về thành viên, đơn vị thành viên, Thành viên chủ trì BTĐT tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán của Hệ thống TTLNH Quốc gia.
Như vậy, tổ chức chủ trì BTĐT để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng gửi văn bản đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng theo Mẫu số TTLNH-29 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 08/2024/TT-NHNN qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia).
Tải về Mẫu văn bản đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?