Dịch vụ điện toán đám mây là gì? Cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có được theo dõi, giám sát thông tin người sử dụng không?
Điện toán đám mây là gì? Dịch vụ điện toán đám mây là gì?
Theo khoản 10, khoản 11 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Điện toán đám mây là mô hình cho phép sử dụng linh hoạt, có thể điều chỉnh, quản trị theo nhu cầu các tài nguyên điện toán dùng chung gồm mạng, máy chủ, thiết bị lưu trữ, ứng dụng.
11. Dịch vụ điện toán đám mây là dịch vụ viễn thông cung cấp tính năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin cho người sử dụng qua mạng viễn thông thông qua điện toán đám mây.
12. Dịch vụ ứng dụng viễn thông là dịch vụ sử dụng mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục và lĩnh vực khác.
...
Theo đó, điện toán đám mây là mô hình cho phép sử dụng linh hoạt, có thể điều chỉnh, quản trị theo nhu cầu các tài nguyên điện toán dùng chung gồm mạng, máy chủ, thiết bị lưu trữ, ứng dụng.
Và dịch vụ điện toán đám mây được quy định là dịch vụ viễn thông cung cấp tính năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin cho người sử dụng qua mạng viễn thông thông qua điện toán đám mây.
Dịch vụ điện toán đám mây là gì? Cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có được theo dõi, giám sát thông tin người sử dụng không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có được theo dõi, giám sát thông tin của người sử dụng dịch vụ không?
Theo điểm g khoản 2 Điều 29 Luật Viễn thông 2023 có quy định như sau:
Cung cấp và sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây
...
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Tuân thủ pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 5, Điều 6, khoản 3 Điều 8, Điều 9, các điểm b, c, d và n khoản 2 Điều 13, các khoản 1, 3 và 4 Điều 20, Điều 22, khoản 1 và khoản 3 Điều 23, khoản 2 Điều 40, khoản 3 Điều 55, Điều 58, khoản 3 Điều 59, Điều 60, khoản 1 và khoản 3 Điều 62 của Luật này;
d) Bảo đảm các doanh nghiệp viễn thông có thể kết nối và cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu;
đ) Không được truy nhập, khai thác, sử dụng dữ liệu của người sử dụng dịch vụ được xử lý, lưu trữ và truy xuất qua dịch vụ của doanh nghiệp nếu chưa được người sử dụng đồng ý;
e) Tiến hành kịp thời các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Không được theo dõi, giám sát thông tin của người sử dụng dịch vụ, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện việc lưu trữ, quản lý thông tin người sử dụng dịch vụ đã cung cấp khi giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông theo quy định của Chính phủ;
i) Công bố chất lượng dịch vụ do mình cung cấp.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây không được theo dõi, giám sát thông tin của người sử dụng dịch vụ.
Tổ chức nước ngoài có được cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam không?
Theo khoản 5 Điều 29 Luật Viễn thông 2023 có quy định như sau:
Cung cấp và sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây
...
3. Doanh nghiệp trước khi đưa trung tâm dữ liệu vào sử dụng để kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây cho công cộng phải thực hiện công bố về sự phù hợp của trung tâm dữ liệu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Việc sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp trong hoạt động của các ngành, lĩnh vực phải tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và cam kết chung trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Như vậy, tổ chức nước ngoài có quyền cung cấp dịch vụ điện toán đám mây qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và cam kết chung trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?