Đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị hốt xe đạp điện không?

Con tôi thường hay đi xe đạp điện đi học mỗi ngày nhưng cháu nó thường không đội mũ bảo hiểm. Hôm trước cháu nó bị công an phạt vì đi không đội mũ bảo hiểm. Tôi không biết việc xử phạt đó có đúng không? Mong được giải đáp! Cám ơn nhiều!

Xe đạp điện là loại phương tiện gì?

Theo điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì xe đạp điện được hiểu như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
...
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện)."

Như vậy, xe đạp điện là xe đạp máy.

Yêu cầu kỹ thuật của xe đạp điện được quy định như thế nào?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT về xe đạp điện thì yêu cầu kỹ thuật của xe đạp điện được quy định như sau:

"2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
2.1.1. Yêu cầu chung
2.1.1.1. Xe và các bộ phận của Xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này.
2.1.1.2. Các cơ cấu cố định của Xe phải được lắp chắc chắn đúng vị trí. Không có sự va chạm hoặc cọ xát giữa cơ cấu chuyển động và cố định.
2.1.1.3. Các bộ phận của Xe có thể tiếp xúc với người điều khiển hoặc người xung quanh không được có điểm nhọn, cạnh sắc.
2.1.1.4. Xe phải có: đèn chiếu sáng phía trước, tấm phản quang phía sau, thiết bị cảnh báo bằng âm thanh, thiết bị hiển thị mức năng lượng điện.
2.1.1.5. Cọc lái (nếu có) phải điều chỉnh được chiều cao, có dấu hiệu không dễ tẩy xóa để chỉ chiều sâu lắp nhỏ nhất giữa cọc lái với ống cổ càng lái. Chiều sâu lắp nhỏ nhất này không được nhỏ hơn 2,5 lần đường kính cọc lái tại vị trí lắp.
2.1.1.6. Cọc yên (nếu có) phải điều chỉnh được chiều cao, có dấu hiệu không dễ tẩy xóa để chỉ chiều sâu lắp nhỏ nhất giữa cọc yên với ống đứng của khung. Chiều sâu lắp nhỏ nhất này không được nhỏ hơn 2 lần đường kính cọc yên tại vị trí lắp.
2.1.2. Khối lượng bản thân của Xe (bao gồm cả ắc quy) phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và không được lớn hơn 40 kg.
2.1.3. Động cơ điện của Xe
Công suất động cơ điện của Xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và không được lớn hơn 250 W.
2.1.4. Vận tốc lớn nhất của Xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và không được lớn hơn 25 km/h.
2.1.5. Khả năng vận hành bằng cơ cấu đạp chân của Xe
Khi vận hành bằng cơ cấu đạp chân, Xe phải có khả năng đi được quãng đường 7 km trong thời gian không quá 30 phút.
2.1.6. Quãng đường đi được liên tục của Xe (chỉ áp dụng đối với Xe vận hành bằng động cơ điện)
Khi vận hành bằng động cơ điện, Xe phải đi được quãng đường liên tục không nhỏ hơn 45 km.
2.1.7. Tiêu hao năng lượng điện của xe phải phù hợp với công bố của nhà sản xuất trong tài liệu kỹ thuật.
2.1.8. Ắc quy của Xe
Tổng điện áp danh định của ắc quy không lớn hơn 48 V. Điện áp của ắc quy không được nhỏ hơn điện áp danh định và không vượt quá 15% so với điện áp danh định.
2.1.9. Hệ thống điện của Xe
2.1.9.1. Các cơ cấu của hệ thống điện phải được lắp đặt đúng vị trí và chiều cực. Dây điện phải được bọc cách điện, lắp đặt chắc chắn và không được cọ xát với các bộ phận chuyển động khác của xe. Các đầu nối dây điện phải được bọc kín.
2.1.9.2. Sau khi thử khả năng chịu nước, Xe phải hoạt động bình thường.
2.1.9.3. Khung xe, tay lái, hộp ắc quy và vỏ của động cơ phải được cách điện. Điện trở cách điện của các phần này không được nhỏ hơn 2 MW.
2.1.9.4. Bộ điều khiển điện của Xe
a) Phải có tính năng ngắt nguồn năng lượng điện cho động cơ khi phanh (chỉ áp dụng đối với Xe vận hành bằng động cơ điện).
b) Phải có tính năng ngắt nguồn năng lượng trợ lực điện khi ngừng đạp chân hoặc khi vận tốc của Xe lớn hơn 25 km/h (chỉ áp dụng đối với Xe trợ lực điện).
c) Phải có tính năng bảo vệ khi sụt áp, quá dòng.
2.1.10. Hệ thống phanh của Xe
2.1.10.1. Xe phải trang bị hai hệ thống phanh có cơ cấu điều khiển và dẫn động độc lập với nhau, trong đó ít nhất một hệ thống phanh tác động lên bánh trước và ít nhất một hệ thống phanh tác động lên bánh sau.
2.1.10.2. Quãng đường phanh không được lớn hơn 4 m.
2.1.11. Vận hành trên đường
Sau khi đi hết quãng đường 10 km ở điều kiện đầy tải, ở vận tốc lớn nhất có thể đối với Xe vận hành bằng động cơ điện, hoặc ở vận tốc 25 km/h đối với Xe trợ lực điện, bộ điều khiển điện của Xe phải điều khiển vận tốc của Xe một cách ổn định và tin cậy. Các bộ phận của xe phải đảm bảo các tính năng kỹ thuật và không có hiện tượng hư hỏng, nứt, gãy. Không cho phép có hiện tượng rò rỉ dung dịch ắc quy, dầu mỡ bôi trơn ở các mối ghép."

Đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị hốt xe đạp điện không?

Đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị hốt xe đạp điện không?

Đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CPkhoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

"Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
e) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
..."

Như vậy, khi đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm, bạn sẽ bị xử phạt tối đa lên đến 600.000 đồng. Công an đã xử phạt con bạn như vậy là đúng theo quy định của pháp luật.

40,074 lượt xem
Đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xe đạp điện không đội mũ phạt bao nhiêu 2025? Mức xử phạt xe đạp điện không đội mũ 2025? Quy định về sử dụng làn đường từ 2025 ra sao?
Pháp luật
Đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị hốt xe đạp điện không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào