Di vật, cổ vật thuộc mọi hình thức sở hữu đều được trao đổi và tặng cho trong nước có đúng không?
- Nhà nước công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu nào?
- Di vật, cổ vật thuộc mọi hình thức sở hữu đều được trao đổi và tặng cho trong nước có đúng không?
- Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi trao đổi trái phép di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu nói chung?
- Việc đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài để trưng bày phải được ai cho phép?
Nhà nước công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Di sản văn hóa 2001 (cụm từ “sở hữu toàn dân” bị thay thế bởi khoản 3 Điều 2 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009) quy định như sau:
Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu nhà nước; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với di sản văn hoá được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu nhà nước; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật.
Di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu đều được trao đổi và tặng cho trong nước có đúng không? (Hình từ internet)
Di vật, cổ vật thuộc mọi hình thức sở hữu đều được trao đổi và tặng cho trong nước có đúng không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Di sản văn hóa 2001 (cụm từ “văn hóa - thông tin” và "sở hữu toàn dân" bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 và khoản 3 Điều 2 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009) quy định như sau:
1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.
Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
2. Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo giá thoả thuận hoặc tổ chức đấu giá. Nhà nước được ưu tiên mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Theo đó, đối với trường hợp di vật, cổ vật thuộc hình thức sở hữu nhà nước, sỡ hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được quản lý trong bảo tàng và không được mua bán, tặng cho. Đối với di vật cổ vật thuộc hình thức sở hữu khác thì được phép trao đổi, tặng cho trong nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, không phải di vật, cổ vật thuộc bất kỳ hình thức sở hữu nào cũng được trao đổi, tặng cho dù ở trong nước.
Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi trao đổi trái phép di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu nói chung?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Di sản văn hóa 2001 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009) quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
Theo quy định trên thì pháp luật nghiêm cấm việc mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi trao đổi trái phép di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu nói chung mà không phân biệt di vật, cổ vật đó thuộc hình thức sở hữu nào.
Việc đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài để trưng bày phải được ai cho phép?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Di sản văn hóa 2001 (cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” bị thay thế bởi khoản 1 Điều 2 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009) quy định như sau:
Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
2. Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.
Theo đó, việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
- Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.
Như vậy, việc đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài để trưng bày phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 178 năm 2024 có áp dụng với giáo viên nghỉ hưu trước tuổi không? Đối tượng áp dụng Nghị định 178 2024 thế nào?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc dành cho từng loại hình doanh nghiệp? Download mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc?
- Tiền thưởng Tết cho nhân viên không được tính để trừ chi phí hợp lý cho doanh nghiệp trong trường hợp nào?
- Mẫu Thông báo nhận tiền thưởng theo Nghị định 73? Tải về Mẫu Thông báo nhận tiền thưởng theo Nghị định 73?
- Lỗi đeo tai nghe khi lái xe máy 2025 phạt bao nhiêu? Người lái xe máy được sử dụng thiết bị trợ thính khi lái xe không?