Di sản văn hóa Việt Nam được phân loại thế nào? Nhà nước có những chính sách gì để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?
Di sản văn hóa Việt Nam được phân loại như thế nào?
Di sản văn hóa Việt Nam được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009) như sau:
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
2. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
...
Theo đó, di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hoá vật thể:
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác, cụ thể tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP, Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
+ Tiếng nói, chữ viết;
+ Ngữ văn dân gian;
+ Nghệ thuật trình diễn dân gian;
+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
+ Lễ hội truyền thống;
+ Nghề thủ công truyền thống;
+ Tri thức dân gian.
- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản văn hóa Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách gì để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam?
Những chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam được quy định tại Điều 3 Nghị định 98/2010/NĐ-CP như sau:
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
1. Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.
2. Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
3. Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:
a) Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;
b) Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;
c) Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.
4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
5. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
6. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Nhà nước có những chính sách sau đây để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam:
- Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.
- Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.
- Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:
+ Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;
+ Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;
+ Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có được quyền sở hữu di sản văn hóa hay không?
Theo Điều 14 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa như sau:
Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân được quyền sở hữu hợp pháp di sản văn hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?