Di sản thiên nhiên thế giới là gì? Quy chế bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới được xây dựng theo nguyên tắc nào?
Di sản thiên nhiên thế giới là gì?
Di sản thiên nhiên thế giới được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 109/2017/NĐ-CP thì di sản thiên nhiên thế giới là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về thiên nhiên được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới.
Di sản thiên nhiên thế giới là gì? Quy chế bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới được xây dựng theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Quy chế bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới được xây dựng theo nguyên tắc nào?
Quy chế bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới được xây dựng theo nguyên tắc được quy định tại Điều 12 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
- Được xây dựng trên cơ sở xác định những yếu tố, nguy cơ thường xuyên có khả năng ảnh hưởng xấu tới di sản thế giới để đưa ra các quy định cụ thể nhằm bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
- Tuân thủ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia, góp ý rộng rãi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng.
- Được sửa đổi, bổ sung kịp thời trong quá trình thực hiện để bảo đảm sự phù hợp, khả thi đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới.
Quy chế bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới có các vấn đề cụ thể nào?
Quy chế bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới có các vấn đề cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
Nội dung quy chế bảo vệ di sản thế giới
1. Quy định những vấn đề chung về:
a) Bảo vệ khu vực di sản thế giới;
b) Bảo vệ vùng đệm của khu vực di sản thế giới.
2. Quy định những vấn đề cụ thể về:
a) Bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản thế giới;
b) Cơ chế hỗ trợ tu bổ, tôn tạo di tích;
c) Phối hợp cấp phép xây dựng và kiểm tra, xử lý vi phạm;
d) Phòng chống rủi ro, thiên tai; thảm họa thiên nhiên; cháy, nổ;
đ) Tổ chức tham quan du lịch; phát triển du lịch bền vững và dịch vụ du lịch;
e) Hoạt động quảng cáo;
g) Những vấn đề quan trọng khác cần xây dựng thành quy định trong việc phối hợp, thực hiện bảo vệ di sản thế giới.
3. Các thủ tục cụ thể cần triển khai, thực hiện đối với những quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trách nhiệm phối hợp bảo vệ di sản thế giới giữa tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới với tổ chức liên quan ở địa phương và cộng đồng tại di sản thế giới.
Như vậy, theo quy định trên thì quy chế bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới có các vấn đề cụ thể như sau:
- Bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản thế giới;
- Cơ chế hỗ trợ tu bổ, tôn tạo di tích;
- Phối hợp cấp phép xây dựng và kiểm tra, xử lý vi phạm;
- Phòng chống rủi ro, thiên tai; thảm họa thiên nhiên; cháy, nổ;
- Tổ chức tham quan du lịch; phát triển du lịch bền vững và dịch vụ du lịch;
- Hoạt động quảng cáo;
- Những vấn đề quan trọng khác cần xây dựng thành quy định trong việc phối hợp, thực hiện bảo vệ di sản thế giới.
Ai có trách nhiệm xây dựng quy chế bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới?
Ai có trách nhiệm xây dựng quy chế bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 109/2017/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di sản thế giới chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới và phê duyệt sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và bộ, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Trường hợp di sản thế giới thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, thẩm quyền xây dựng và phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc chọn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan chịu trách nhiệm phối hợp xây dựng quy chế. Sau khi đạt được sự thống nhất đối với nội dung của quy chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xây dựng quy chế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới được phân bổ trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên quy định tại khoản này.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di sản thế giới chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng quy chế bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?