Di sản thiên nhiên có bao gồm danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật?
- Di sản thiên nhiên có bao gồm danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật?
- Căn cứ vào giá trị nổi bật của thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn, di sản thiên nhiên được phân thành mấy nhóm để tổ chức quản lý, ưu tiên nguồn lực để bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên?
- Xác định vị trí, diện tích, ranh giới của vùng lõi, vùng đệm của di sản thiên nhiên thế nào?
Di sản thiên nhiên có bao gồm danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật?
Danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật có được coi là di sản thiên nhiên hay không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Di sản thiên nhiên bao gồm:
+ Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
+ Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;
+ Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật này.
Theo quy định di sản thiên nhiên sẽ bao gồm các di sản được quy định như trên. Theo đó danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa sẽ được xem là di sản thiên nhiên theo quy định.
Danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật có được coi là di sản thiên nhiên hay không? (Ảnh từ Internet)
Căn cứ vào giá trị nổi bật của thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn, di sản thiên nhiên được phân thành mấy nhóm để tổ chức quản lý, ưu tiên nguồn lực để bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định căn cứ vào giá trị nổi bật của thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn, di sản thiên nhiên được phân thành các nhóm dưới đây và tổ chức quản lý và ưu tiên nguồn lực để bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan:
+ Nhóm di sản về cảnh quan sinh thái, thiên nhiên quan trọng bao gồm: di sản thiên nhiên được xác lập, công nhận khi đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường; khu bảo vệ cảnh quan được thành lập theo pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
+ Nhóm di sản về đa dạng sinh học cao, bao gồm: di sản thiên nhiên được xác lập, công nhận khi đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường; khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; khu dự trữ sinh quyển theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
+ Nhóm di sản về địa chất, địa mạo điển hình, bao gồm: các di sản thiên nhiên được khi đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường, công viên địa chất theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này;
+ Nhóm di sản về môi trường sinh thái quan trọng, bao gồm: các di sản thiên nhiên khi đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường;
+ Nhóm các vườn di sản thiên nhiên, bao gồm: di sản thiên nhiên được xác lập, công nhận khi đáp ứng từ 02 tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường trở lên; vườn quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản.
Xác định vị trí, diện tích, ranh giới của vùng lõi, vùng đệm của di sản thiên nhiên thế nào?
Xác định vị trí, diện tích, ranh giới của vùng lõi, vùng đệm của di sản thiên nhiên theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:
Di sản thiên nhiên được xác định vị trí, diện tích, ranh giới của vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp (nếu có) theo quy định sau đây:
+ Vùng lõi là khu vực chứa đựng các giá trị cốt lõi theo tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên và được quản lý, bảo vệ hiệu quả, bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên; khu vực bảo vệ I của danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; khu vực có các giá trị cốt lõi cần phải được bảo vệ nguyên vẹn, giữ được nét nguyên sơ của tự nhiên của di sản thiên nhiên quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định này.
Việc phân khu chức năng của các khu bảo tồn thiên nhiên thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản;
+ Vùng đệm, bao gồm: khu vực có giá trị cần bảo vệ ở mức thấp hơn so với vùng lõi của di sản thiên nhiên; khu vực bảo vệ II của danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật di sản văn hóa; và khu vực nằm sát ranh giới của vùng lõi có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội bên ngoài di sản thiên nhiên đến vùng lõi của di sản thiên nhiên;
+ Vùng chuyển tiếp, bao gồm các khu vực nằm liên kết với vùng đệm, nơi diễn ra các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cần được kiểm soát để phù hợp, hài hòa với mục tiêu bảo vệ, bảo tồn của việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?