Để yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại cần có những hồ sơ nào? Có được thương lượng số tiền bồi thường thiệt hại không? Luật sư có thể tham gia thương lượng cùng với người yêu cầu bồi thường không?
Để yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại cần có những hồ sơ nào?
Theo Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thì hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
- Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:
+ Văn bản yêu cầu bồi thường;
+ Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
+ Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
- Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:
+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
+ Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
+ Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.
- Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:
+ Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
+ Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
+ Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
+ Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
+ Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
+ Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
+ Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
+ Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
+ Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g và h khoản này.
- Người yêu cầu bồi thường nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường.
Trường hợp chưa xác định ngay được cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc có trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác định cơ quan giải quyết bồi thường, chuyển hồ sơ đến cơ quan giải quyết bồi thường và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường.
- Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Bồi thường thiệt hại
Luật sư có được tham gia thương lượng việc bồi thường không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thì thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường;
- Người giải quyết bồi thường;
- Người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (nếu có) của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này;
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
- Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;
- Trường hợp cần thiết, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng.
Như vậy, luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu bồi thường thiệt hại thì có thể tham gia thương lượng việc bồi thường thiệt hại.
Có thể thương lượng số tiền bồi thường được không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thì nội dung thương lượng việc bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Các loại thiệt hại được bồi thường;
- Số tiền bồi thường;
- Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
- Phương thức chi trả tiền bồi thường;
- Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
Như vậy, số tiền bồi thường thiệt hại có thể được các bên thương lượng theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chở chó bằng xe máy có bị phạt không 2025? Dắt chó đi dạo bằng xe máy theo bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?
- Cách viết bản kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ? Công khai bản kê khai tài sản thu nhập như nào?
- Giấy giới thiệu công ty được dùng để làm gì? Cách viết mẫu Giấy giới thiệu công ty? Tải về mẫu?