Đề xuất sửa đổi Luật để tăng cường tiện ích thẻ căn cước công dân? Hiện nay, người dân có thể sử dụng những tiện ích nào thông qua thẻ CCCD?
Đề xuất sửa đổi Luật Căn cước công dân để tăng cường tiện ích thẻ CCCD?
Theo nội dung tại Tờ trình đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Tại đây.
Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Căn cước công dân sửa đổi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 05 và thông qua tại Kỳ họp thứ 06 với 04 nhóm chính sách chính như sau:
- Quy định việc tích hợp thông tin khác ngoài thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân vào thẻ căn cước công dân; thẻ căn cước công dân có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ căn cước công dân;
- Bổ sung thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
- Bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước;
- Hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân; tài khoản định danh điện tử (căn cước điện tử) và việc sử dụng tài khoản định danh điện tử; cấp, hủy, thu hồi số định danh cá nhân; quy định về việc sử dụng thống nhất thẻ căn cước công dân và việc hạn chế phát sinh thủ tục hành chính có liên quan.
Theo Chính phủ, việc sửa đổi Luật Căn cước công dân nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt hiện tại. Đồng thời phát huy, tăng cường tiện ích thẻ căn cước công dân.
Đề xuất sửa đổi Luật để tăng cường tiện ích thẻ căn cước công dân? Hiện nay, người dân có thể sử dụng những tiện ích nào thông qua thẻ CCCD? (Hình từ Internet)
Hiện nay, người dân có thể sử dụng những tiện ích nào thông qua thẻ CCCD?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014, Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022, các tiện ích thẻ căn cước công dân bao gồm:
- Là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam;
- Sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong một số trường hợp;
- Có tính bảo mật cao, tránh giả mạo giấy tờ;
- Tích hợp được hơn 30 loại giấy tờ khác nhau như sổ BHXH, thẻ BHYT, tạm trú, tạm vắng, giấy phép lái xe,...;...
Hành vi nào bị cấm đối với việc sử dụng CCCD?
Theo Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014, hiện nay có 09 hành vi bị cấm đối với căn cước công dân như sau:
- Cản trở thực hiện các quy định của Luật Căn cươc công dân.
- Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
- Sách nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
- Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; lạm dụng thông tin về công dân theo quy định của Luật này gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
- Thu, sử dụng phí, lệ phí trái quy định của pháp luật.
- Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.
- Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
- Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm:
- Thu thập, cập nhật chính xác thông tin về công dân.
- Chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác hoặc có sự thay đổi.
- Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.
- Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về công dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?