Đề xuất sửa đổi điều kiện thành lập và mở rộng cụm công nghiệp? Hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp như thế nào?
Cụm công nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ-CP, cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha.
Sửa đổi điều kiện thành lập và mở rộng cụm công nghiệp? Hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất sửa đổi điều kiện thành lập và mở rộng cụm công nghiệp như thế nào?
Điều kiện thành lập và mở rộng cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 10 Nghị định 68/2017/NĐ-CP ( được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 66/2020/NĐ-CP ) như sau:
Điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
1. Điều kiện thành lập cụm công nghiệp:
a) Có trong phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt;
b) Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
c) Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp nhỏ hơn 50 ha.
2. Điều kiện mở rộng cụm công nghiệp:
a) Không vượt quá 75 ha, có quỹ đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
b) Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
c) Đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60% hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;
d) Hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành thường xuyên các công trình hạ tầng kỹ thuật chung theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
Bổ sung điều kiện để thành lập và mở rộng cụm công nghiệp được đề xuất tại Điều 8 Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp như sau:
(1) Điều kiện thành lập cụm công nghiệp:
- Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
- Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư hoặc đơn vị sự nghiệp công lập được cơ quan có thẩm quyền dự kiến giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
- Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp nhỏ hơn 50 ha.
(2) Điều kiện mở rộng cụm công nghiệp:
- Không vượt quá 75 ha, có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
- Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư cụm công nghiệp giai đoạn trước được ưu tiên lựa chọn thực hiện giai đoạn sau;
- Đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60% hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;
- Hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành thường xuyên các công trình hạ tầng kỹ thuật chung thiết yếu của cụm công nghiệp (gồm: đường giao thông nội bộ, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải) theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
Hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp như thế nào?
Thành phần hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp đượ quy định tại Điều 11 Nghị định 68/2017/NĐ-CP, cụ thể:
- Tờ trình đề nghị thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Văn bản của doanh nghiệp, hợp tác xã đề nghị làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc văn bản của đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp;
- Bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu minh chứng tư cách pháp lý;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của chủ đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của chủ đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của chủ đầu tư;
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?