Đề xuất ghi âm toàn bộ nội dung cuộc gọi tư vấn sản phẩm bảo hiểm của nhân viên tổ chức tín dụng?
Có phải ghi âm toàn bộ nội dung cuộc gọi tư vấn sản phẩm bảo hiểm của nhân viên tổ chức tín dụng không?
Tại Điều 26 Dự thảo Thông tư hướng dẫn và một số biện pháp thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm có đề xuất như sau:
Yêu cầu đối với việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua đại lý là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Toàn bộ nội dung tư vấn sản phẩm bảo hiểm nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được ghi âm và lưu tại tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài trong thời hạn ít nhất 5 năm.
2. Đối với các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện kiểm tra độc lập nội dung cung cấp thông tin và tư vấn của nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi quyết định phát hành hợp đồng, trong đó, phải có nội dung để kiểm tra việc khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm là trên cơ sở tự nguyện.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn bảo hiểm của các nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kịp thời phối hợp với tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hằng nước ngoài để kiểm tra, rà soát, xử lý các khiếu nại của khách hàng liên quan đến việc tư vấn của nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và xử lý vi phạm (nếu có).
4. Định kỳ hàng tháng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đối chiếu dữ liệu về hợp đồng bảo hiểm khai thác mới, doanh thu phí bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện.
5. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện ký thêm hợp đồng đại lý cá nhân nhằm thực hiện hoạt động đại lý trên cùng một hợp đồng bảo hiểm với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm cần quy định rõ phạm vi, nội dung và khối lượng công việc do đại lý cá nhân và đại lý tổ chức để làm cơ sở thanh toán các khoản chỉ theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý.
6. Doanh nghiệp bảo hiểm không được ký thêm hợp đồng đại lý cá nhân đối với các cá nhân là nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang là đại lý bảo hiểm của chính doanh nghiệp bảo hiểm đỗ.
Theo đó, Bộ Tài chính đã đề xuất về việc ghi âm toàn bộ nội dung cuộc gọi tư vấn sản phẩm bảo hiểm của nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và lưu cuộc ghi âm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đề xuất ghi âm toàn bộ nội dung cuộc gọi tư vấn sản phẩm bảo hiểm của nhân viên tổ chức tín dụng?
Có bao nhiêu loại hợp đồng bảo hiểm?
Căn cứ vào Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Hợp đồng bảo hiểm
1. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
b) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
c) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
d) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
đ) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm quy định tại các điểm c, d và đ khoản này thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận giao kết một loại hợp đồng bảo hiểm hoặc kết hợp nhiều loại hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này và bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hàng hải; nội dung không quy định tại Bộ luật Hàng hải thì thực hiện theo quy định của Luật này.
4. Nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không được quy định trong Luật này thì thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Theo đó, sẽ có 5 loại hợp đồng bảo hiểm như sau:
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
- Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
- Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Khi giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm cần đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm như sau:
- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này;
- Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;
- Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
- Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?