Đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số tại chính sách mới như thế nào?
- Nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách nào để bảo tồn phát triển tiếng nói, chữ viết các dân tộc?
- Chế độ, chính sách về việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên là gì?
- Đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số tại chính sách mới như thế nào?
Ngày 18/5/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa mới ban hành Công văn 2261/BGDĐT-GDĐT năm 2023 thực hiện chính sách phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc.
Nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách nào để bảo tồn phát triển tiếng nói, chữ viết các dân tộc?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định:
- Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 21 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi bới khoản 6 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009) quy định việc Nhà nước bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam thông qua các biện pháp:
- Dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo yêu cầu công việc;
- Dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho học sinh người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật giáo dục;
- Xuất bản sách, báo, thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình, sân khấu bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 11 Luật Giáo dục năm 2019 quy định Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ
Như vậy có thể thấy rằng, Nhà nước rất chú trọng ban hành chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết các dân tộc.
Đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số tại chính sách mới như thế nào? (Hình internet)
Chế độ, chính sách về việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên là gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định về chế độ chính sách như sau:
* Đối với người dạy:
- Người dạy đảm bảo số giờ dạy theo định mức, trong đó có số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 04 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên; từ 02 tiết/tuần dạy tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định.
Không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế;
- Trường hợp người dạy tiếng dân tộc thiểu số có số tiết dạy vượt định mức quy định, số tiết dạy vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước.
* Đối với người học: Người học là người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục được nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân tộc thiểu số.
* Đối với cơ sở giáo dục: bố trí giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số đảm bảo đủ định mức theo quy định.
* UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo kinh phí thực hiện.
Đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số tại chính sách mới như thế nào?
Theo Mục III Đề cương báo cáo về chính sách phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc ban hành kèm theo Công văn 2261/BGDĐT-GDĐT năm 2023 đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số như sau:
* Các căn cứ để đề xuất:
- Nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số của con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn theo từng cấp học, lớp học;
- Trữ lượng văn hóa dân tộc thiểu số đủ mức giàu có, phong phú để xây dựng sách giáo khoa lên đến lớp học phù hợp. Đặc biệt chú ý đến vốn văn học dân gian, văn học viết của dân tộc thiểu số đủ cung cấp ngữ liệu cho việc biên soạn sách giáo khoa;
- Đội ngũ trí thức dân tộc có đủ năng lực và kinh nghiệm trong việc tham gia biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số đến cấp học, lớp học phù hợp;
- Đội ngũ giáo viên hiện tại và khả năng đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng nhu cầu dạy học tiếng dân tộc thiểu số đến cấp học, lớp học phù hợp;
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, việc thực hiện chính sách đối với người dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số.
* Đề xuất:
- Đề xuất biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số theo từng cấp học, lớp học của từng tiếng dân tộc thiểu số quy định tại Thông tư 34/2020/TT-BGDĐT theo nhu cầu của địa phương (Thống kê theo biểu số 3). Tải về
+ Cụ thể chương trình dạy 08 thứ tiếng từ lớp 6-12 bao gồm: Bahnar, Chăm, Êđê, Jrai, Khmer, Mnông, Mông, Thái. Sắp xếp chương trình như sau:
++ Đặc điểm môn học
++ Quan điểm xây dựng chương trình
++ Mục tiêu
++ Cấu trúc chương trình
++ Yêu cầu cần đạt
++ Nội dung giáo dục
++ Định hướng về phương pháp giáo dục
++ Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục
++ Giải thích và hướng dẫn thực hiện chương trình
Xem chi tiết toàn văn Công văn 2261/BGDĐT-GDĐT năm 2023 tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?
- Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?