Để xảy ra vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng thì cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bị kỷ luật cách chức hay cảnh cáo?
- Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc như thế nào?
- Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để xảy ra vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng thì áp dụng hình thức kỷ luật cách chức hay cảnh cáo?
- Ai có trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để xảy ra vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng?
Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc như thế nào?
Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 76 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 134/2021/NĐ-CP như sau:
Căn cứ xác định trách nhiệm
1. Việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng.
2. Mức độ của vụ việc tham nhũng được xác định như sau:
a) Vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị xử lý hình sự hoặc bị xử lý hình sự bằng hình thức phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Vụ việc tham nhũng nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm;
c) Vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm;
d) Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo quy định trên, việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng. Mức độ của vụ việc tham nhũng được xác định cụ thể trên. Trong đó:
Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng (Hình từ Internet)
Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để xảy ra vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng thì áp dụng hình thức kỷ luật cách chức hay cảnh cáo?
Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để xảy ra vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật
1. Hình thức khiển trách được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng.
2. Hình thức cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
3. Hình thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Theo quy định trên, hình thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Như vậy, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để xảy ra vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì áp dụng hình thức kỷ luật cách chức.
Ai có trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để xảy ra vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng?
Trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để xảy ra vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 79 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, báo cáo chính thức của cơ quan hoặc người có thẩm quyền về vụ việc, vụ án tham nhũng hoặc từ ngày bản án về tham nhũng có hiệu lực pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới để xảy ra tham nhũng.
Theo quy định trên, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận, báo cáo chính thức của cơ quan hoặc người có thẩm quyền về vụ việc tham nhũng hoặc từ ngày bản án về tham nhũng có hiệu lực pháp luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới để xảy ra tham nhũng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?