Để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ, có cần xác định chức năng phòng hộ của rừng hay không?

Phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ được xây dựng gồm những nội dung cơ bản nào? Để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ, có cần xác định chức năng phòng hộ của rừng hay không? Mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững cũng như chi tiết hoạt động quản lý đối với rừng được xác định như thế nào?

Để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ, có cần xác định chức năng phòng hộ của rừng hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 27 Luật Lâm nghiệp 2017, nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ bao gồm:

"a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng tài nguyên rừng;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định chức năng phòng hộ của rừng;
d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện."

Theo đó, một trong những nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ là phải xác định chức năng phòng hộ của rừng theo tiêu chí rừng phòng hộ quy định tại Quy chế quản lý rừng, phù hợp với diện tích rừng được giao. (quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT)

Phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ

Phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ

Mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ được xác định như thế nào?

Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được thực hiện cụ thể như sau:

- Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng; đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, phòng chống sạt lở, xói mòn đất, chắn sóng lấn biển, bảo vệ đê biển, chắn cát, chắn gió, bảo vệ nguồn nước, an toàn hồ đập, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;

- Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn định sinh kế người dân trong khu vực; nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;

- Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng; sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng, gỗ khai thác từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.

Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trong phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ được quy định thế nào?

Xác định kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT được thực hiện cụ thể như sau:

- Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng; xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng; xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;

- Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định diện tích, địa điểm, lựa chọn loài cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 45 và Điều 47 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; tổng hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

- Xây dựng kế hoạch khai thác lâm sản: xác định diện tích, chủng loại, sản lượng, địa điểm khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 55 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khai thác lâm sản. Cách tính sản lượng gỗ khai thác rừng theo quy định tại Phụ lục V và tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản theo Mẫu số 12 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

- Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 56 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

- Kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo quy định tại Điều 57 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

- Xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch hoạt động dịch vụ cho cộng đồng dân cư; chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; khoán bảo vệ và phát triển rừng; theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại các điểm k, l, m, n, o và điểm p khoản 4 Điều 5 của Thông tư này.

Như vậy, đối với phương án quản lý bền vững rừng nói chung và trường hợp rừng phòng hộ nói riêng, pháp luật hiện hành quy định chi tiết những nội dung trong phương án để các tổ chức, cá nhân liên quan có thể áp dụng thực hiện. Theo đó, việc xác định chức năng của rừng phòng hộ, diện tích rừng, mục tiêu, phạm vi cũng như kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng được quy định cụ thể như trên.

Quản lý rừng bền vững Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Quản lý rừng bền vững
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là gì? 07 nguyên tắc thuộc bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững?
Pháp luật
Việc quản lý rừng bền vững dựa trên phương án nào? Quy định việc cấp chứng chỉ rừng bền vững như thế nào?
Pháp luật
Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là gì? Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi nào?
Pháp luật
Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải thực hiện các phương án xây dựng và quản lý rừng bền vững hay không?
Pháp luật
Diện tích rừng bị suy thoái cần được bảo tồn trong phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng có bao gồm các vùng rừng tự nhiên nghèo hay không?
Pháp luật
Để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ, có cần xác định chức năng phòng hộ của rừng hay không?
Pháp luật
Trước khi xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, chủ rừng cần thực hiện những hoạt động gì để làm căn cứ xây dựng phương án?
Pháp luật
Trong quá trình triển khai thực hiện quản lý rừng bền vững, chủ rừng có cần đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động hay không?
Pháp luật
Chủ rừng thực hiện hoạt động quản lý rừng bền vững có cần đảm bảo tuân thủ các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quản lý rừng bền vững
5,191 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý rừng bền vững

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quản lý rừng bền vững

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào