Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là gì? Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi nào?

Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi nào? Ngân sách nhà nước có hỗ trợ đầu tư cho hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững không? Đây là câu hỏi của anh Q.L đến từ Trà Vinh.

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là gì?

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững được giải thích tại khoản 20 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững.

Như vậy, chứng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững.

quản lý rừng

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là gì? (Hình từ Internet)

Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi nào?

Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững
1. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững được cấp cho chủ rừng theo nguyên tắc tự nguyện.
2. Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi có phương án quản lý rừng bền vững và đáp ứng các tiêu chí quản lý rừng bền vững.
3. Tổ chức hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí quản lý rừng bền vững.

Như vậy, chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi có phương án quản lý rừng bền vững và đáp ứng các tiêu chí quản lý rừng bền vững.

Ngân sách nhà nước có hỗ trợ đầu tư cho hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững không?

Ngân sách nhà nước có hỗ trợ đầu tư cho hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững không, thì điểm a khoản 1 Điều 88 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Chính sách hỗ trợ đầu tư
Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
1. Chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
a) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong: thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; hiện đại hóa quy trình sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng; khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản; công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản;
b) Nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển rừng bền vững; phát triển mô hình sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp;
c) Chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực lâm nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, quản lý lâm nghiệp;
d) Đào tạo, thử nghiệm, chuyển giao, vận hành công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, các hoạt động khuyến lâm;
đ) Xây dựng phương án, triển khai công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng sản xuất.
2. Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị
a) Xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao, vườn ươm giống cây rừng;
b) Xây dựng đường lâm nghiệp tại những khu vùng rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;
c) Xây dựng các công trình bảo vệ rừng (chòi canh lửa, biển báo, đường băng cản lửa) tại những khu rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên;
d) Hỗ trợ đầu tư xây dựng và kinh phí vận chuyển cho các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng tại các vùng kinh tế xã hội khó khăn.
3. Hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới
a) Trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ cho đối tượng là hộ nông dân tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho đối tượng là hộ gia đình nông dân tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Hỗ trợ phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ;
d) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình nghèo tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tham gia trồng rừng sản xuất được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện hành;
đ) Hỗ trợ gạo cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình nghèo tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để thay đổi tập quán canh tác du canh, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy.
4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng
a) Sản xuất, kinh doanh giống;
b) Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng;
c) Khai thác, chế biến và thương mại lâm sản;
d) Ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ và theo dõi diễn biến rừng;
đ) Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
5. Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
a) Hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại sản phẩm;
b) Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
6. Đối tượng, mức hỗ trợ và trình tự hỗ trợ đầu tư do Chính phủ quy định cụ thể trong từng thời kỳ.

Như vậy, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Quản lý rừng bền vững Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Quản lý rừng bền vững
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là gì? 07 nguyên tắc thuộc bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững?
Pháp luật
Việc quản lý rừng bền vững dựa trên phương án nào? Quy định việc cấp chứng chỉ rừng bền vững như thế nào?
Pháp luật
Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là gì? Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế khi nào?
Pháp luật
Chủ rừng là cá nhân có bắt buộc phải thực hiện các phương án xây dựng và quản lý rừng bền vững hay không?
Pháp luật
Diện tích rừng bị suy thoái cần được bảo tồn trong phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng có bao gồm các vùng rừng tự nhiên nghèo hay không?
Pháp luật
Để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ, có cần xác định chức năng phòng hộ của rừng hay không?
Pháp luật
Trước khi xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, chủ rừng cần thực hiện những hoạt động gì để làm căn cứ xây dựng phương án?
Pháp luật
Trong quá trình triển khai thực hiện quản lý rừng bền vững, chủ rừng có cần đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động hay không?
Pháp luật
Chủ rừng thực hiện hoạt động quản lý rừng bền vững có cần đảm bảo tuân thủ các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quản lý rừng bền vững
3,702 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý rừng bền vững

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quản lý rừng bền vững

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào