Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững

Số hiệu: 28/2018/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 16/11/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

07 nguyên tắc trong Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững

Đây là điểm nổi bật quy định tại Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT về Quản lý rừng bền vững.

Theo đó, Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững gồm 07 nguyên tắc sau đây:

- Chủ rừng tuân thủ các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;

- Chủ rừng tôn trọng quyền của cộng đồng dân cư và người dân địa phương;
 
- Chủ rừng đảm bảo quyền và điều kiện làm việc của người lao động;

- Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững;
 
- Quản lý và bảo vệ môi trường trong các hoạt động lâm nghiệp;

- Duy trì, bảo tồn và nâng cao đa dạng sinh học;

- Rừng được theo dõi, giám sát, đánh giá theo phương án quản lý rừng bền vững.

Mỗi nguyên tắc nêu trên sẽ được cụ thể hóa bằng các tiêu chí, chỉ số tại Phụ lục I  ban hành kèm theo Thông tư.

Kể từ ngày ngày 01/01/2019, Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT bắt đầu có hiệu lực và Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT hết hiệu lực.

BNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2018/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về quản lý rừng bền vững.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết nội dung phương án quản lý rừng bền vững; trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bn vững; tiêu chí quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, chủ rừng có hoạt động liên quan đến xây dựng, phê duyệt và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, tiêu chí quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Điều 3. Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững

1. Chủ rừng có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Lâm nghiệp.

2. Chủ rừng tự xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

3. Thời gian thực hiện phương án quản lý rừng bền vững tối đa là 10 năm kể từ ngày phương án được phê duyệt. Trường hợp khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh diện tích rừng, đất lâm nghiệp có ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của khu rừng hoặc khi chủ rừng có nhu cầu thay đổi kế hoạch quản lý, sản xuất, kinh doanh chủ rừng phải điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với những nội dung điều chỉnh.

Điều 4. Hồ sơ, tài liệu, bản đồ phục vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững

1. Hồ sơ, tài liệu, bản đồ phục vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững phải có nguồn gốc hợp pháp và còn hiệu lực áp dụng.

2. Hồ sơ, tài liệu, bản đồ được thu thập, điều tra trực tiếp hoặc kế thừa từ hồ sơ, tài liệu, bản đồ sẵn có đến thời điểm lập phương án quản lý rừng bn vững, trường hợp có thay đổi phải điều tra, thống kê, cập nhật bổ sung.

3. Các loại bản đồ, tỷ lệ bản đồ của phương án quản lý rừng bền vững:

a) Các loại bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016; bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Tlệ bản đồ: 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 do chủ rừng tự chọn loại tỷ lệ bản đồ phù hợp với quy mô diện tích của khu rừng.

Chương II

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

Điều 5. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng

1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan:

a) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, rừng, hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan trong phạm vi của khu rừng; đánh giá điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng và kinh tế - xã hội theo số liệu thống kê;

b) Tổng hợp đặc điểm dân số, lao động, dân tộc, thu nhập bình quân đầu người/năm theo Mẫu số 01 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

c) Tổng hợp, đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng về giao thông theo Mẫu số 02 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

d) Tổng hợp, đánh giá hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng từ kết quả thống kê hoặc kiểm kê đất đai cấp xã năm gần nhất với năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

đ) Tổng hợp, đánh giá hiện trạng rừng, trữ lượng rừng từ kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo Mẫu số 04Mẫu số 05 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

e) Đánh giá đa dạng loài thực vật rừng, động vật rừng chủ yếu; xác định các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu và sinh cảnh sng của chúng; xác định hệ sinh thái rừng suy thoái cần phục hồi, khu vực cảnh quan cần được bảo vệ và tổng hợp danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng theo các Mẫu số 06, 07, 0809 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này.

2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án:

a) Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng, diện tích rừng suy thoái cần được phục hồi; hệ sinh thái, đa dạng sinh học, các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu được bảo vệ; phát triển và bảo tồn các loài cây bản địa; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;

b) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn định sinh kế người dân sống trong vùng đệm; nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;

c) Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng, phí, lệ phí; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.

3. Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái cần phục hồi và bảo tồn:

a) Diện tích rừng bị suy thoái cần được phục hồi và bảo tồn gồm diện tích rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt và diện tích rừng chưa có trữ lượng;

b) Phân chia các trạng thái rừng theo trữ lượng để xác định diện tích rừng bị suy thoái cần được phục hồi và bảo tồn trên cơ sở kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng.

4. Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng:

a) Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng từ kế hoạch sử dụng đất cấp xã theo Mẫu số 10 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

b) Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và tổng hợp kế hoạch bảo vệ rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

c) Xây dựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và xác định khu rừng có giá trị bảo tồn cao theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;

d) Xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại Điều 39 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

đ) Xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng; áp dụng quy trình sử dụng hóa chất, thuc bảo vệ thực vật an toàn và bảo vệ môi trường;

e) Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định địa điểm, diện tích, loài cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; tổng hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

g) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

h) Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

i) Xác định vùng đệm và kế hoạch ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 54 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

k) Kế hoạch xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Điều 51 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và tổng hợp theo Mẫu số 13 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

l) Xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ cho cộng đồng dân cư và người dân địa phươmg về giống, kỹ thuật, đào tạo, tập huấn bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bn vững và hạ tầng;

m) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững;

n) Xây dựng kế hoạch thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng;

o) Xây dựng kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định hiện hành của Nhà nước;

p) Theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại Điều 35 của Luật Lâm nghiệp và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về theo dõi diễn biến rừng.

5. Giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:

a) Giải pháp về tổ chức, nguồn nhân lực;

b) Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan;

c) Giải pháp về khoa học, công nghệ gắn với bảo tồn và phát triển;

d) Giải pháp về nguồn vốn, huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư;

đ) Các giải pháp khác.

6. Tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:

a) Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ thực hiện phương án;

b) Kiểm tra, giám sát thực hiện phương án.

7. Mẫu Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ

1. Đánh giá điều kin tnhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thực trạng tài nguyên rừng, đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.

2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án:

a) Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng; đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, phòng chống sạt lở, xói mòn đất, chắn sóng lấn biển, bảo vệ đê biển, chắn cát, chắn gió, bảo vệ nguồn nước, an toàn hồ đập, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;

b) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn định sinh kế người dân trong khu vực; nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;

c) Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng; sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng, gỗ khai thác từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.

3. Xác định chức năng phòng hộ của rừng theo tiêu chi rừng phòng hộ quy định tại Quy chế quản lý rừng, phù hợp với diện tích rừng được giao.

4. Xác định kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng:

a) Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng; xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng; xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;

b) Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định diện tích, địa điểm, lựa chọn loài cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 45 và Điều 47 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; tổng hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

c) Xây dựng kế hoạch khai thác lâm sản: xác định diện tích, chủng loại, sản lượng, địa điểm khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 55 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khai thác lâm sản. Cách tính sản lượng gỗ khai thác rừng theo quy định tại Phụ lục V và tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản theo Mẫu số 12 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

d) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

đ) Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 56 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

e) Kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo quy định tại Điều 57 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

g) Xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch hoạt động dịch vụ cho cộng đồng dân cư; chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng; tuyên truyền, phbiến, giáo dục pháp luật; khoán bảo vệ và phát triển rừng; theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại các điểm k, l, m, n, o và điểm p khoản 4 Điều 5 của Thông tư này.

5. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Thông tư này.

6. Mẫu Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng phòng hộ theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất

1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng:

a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng, đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;

b) Đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng trong 03 năm liên tiếp liền kề đến trước năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 14 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

c) Đánh giá thị trường tiêu thụ gỗ, sản phẩm gỗ trong nước có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng; dự tính, dự báo các tác động của thị trường đến hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng, chế biến, thương mại lâm sản; khả năng liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất.

2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án:

a) Về kinh tế: trồng rừng thâm canh, nâng cao năng xuất, chất lượng rừng trồng; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; diện tích, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng, sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng; giá trị thu từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, trữ lượng các-bon rừng và các dịch vụ khác;

b) Về môi trường: tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng đạt được; bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bn vững;

c) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.

3. Xác định kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản:

a) Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng; xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng; xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;

b) Phân chia chức năng rừng theo các khu rừng có giá trị bảo tồn cao theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;

c) Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định địa điểm, diện tích, loài cây trng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng sản xuất theo quy định tại Điều 45 và Điều 48 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; tổng hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

d) Xây dựng kế hoạch khai thác lâm sản: xác định diện tích, chủng loại, sản lượng, địa điểm khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khai thác lâm sản. Cách tính sản lượng gỗ khai thác rừng theo quy định tại Phụ lục V và tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản theo Mẫu số 12 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;

đ) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 60 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

e) Xây dựng kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

g) Xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch hoạt động dịch vụ cho cộng đồng dân cư; chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại các điểm k, l, m, n và điểm p khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;

h) Xây dựng kế hoạch cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững phù hợp với mục đích sử dụng rừng;

i) Xây dựng kế hoạch chế biến, thương mại lâm sản: xác định vị trí, quy mô nhà xưởng, công nghệ, máy móc, thiết bị, nguồn nguyên liệu, loại hình sản phẩm, thị trường tiêu thụ, các nguồn lực đầu tư.

4. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Thông tư này.

5. Mẫu Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng sản xuất theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, nhóm hộ

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết hình thành nhóm hộ tự nguyện xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bn vững theo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng quản lý từ hai loại rừng trở lên

1. Chủ rừng quản lý từ hai loại rừng trở lên xây dựng chung một phương án quản lý rừng bền vững cho các loại rừng.

2. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Mẫu phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức theo Phụ lục II và chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết hình thành nhóm hộ theo Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

Điều 10. Trình tự xây dựng phương án quản lý rừng bền vững

1. Chủ rừng xây dựng kế hoạch, đề cương, dự toán xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

2. Rà soát, đánh giá thông tin hồ sơ, tài liệu, bản đồ hiện có.

3. Điều tra, thu thập thông tin hồ sơ, tài liệu, bản đồ bổ sung.

4. Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

Điều 11. Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Cơ quan có thẩm phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững:

a) Tờ trình của chủ rừng đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;

b) Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này;

c) Các loại bản đồ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.

3. Cách thức nộp hồ sơ: chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.

4. Trình tự thực hiện:

a) Chủ rừng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này đến Tổng cục Lâm nghiệp. Đối với hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ rừng biết để hoàn thiện;

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Lâm nghiệp xem xét, lấy ý kiến các Cục, Vụ, đơn vị liên quan về nội dung phương án.

Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững đạt yêu cầu, Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án.

Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững chưa đạt yêu cầu, Tổng cục Lâm nghiệp thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ rừng biết để bổ sung, hoàn thiện phương án trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án quản lý rừng bn vững và trả kết quả cho chủ rừng. Trường hợp không phê duyệt phương án phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 12. Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức kinh tế và chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

1. Chủ rừng là tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư; chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất đ trng rừng sản xuất tự phê duyệt và thực hiện phương án quản lý rừng bn vững.

2. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết hình thành nhóm hộ tự phê duyệt và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

Điều 13. Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và khoản 1 Điều 12 của Thông tư này

1. Cơ quan có thẩm phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.

3. Cách thức nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư này.

4. Trình tự thực hiện:

a) Chủ rừng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ rừng biết để hoàn thiện;

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lấy ý kiến các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương về nội dung phương án.

Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững đạt yêu cầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án.

Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững chưa đạt yêu cầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ rừng biết để bổ sung, hoàn thiện phương án trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và trả kết quả cho chủ rừng. Trường hợp không phê duyệt phương án phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương IV

TIÊU CHÍ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

Điều 14. Tiêu chí quản lý rừng bền vững

Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững gồm 07 nguyên tắc, 34 tiêu chí và 122 chỉ số. Chi tiết Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

Điều 15. Loại chứng chỉ quản lý rừng bền vững

1. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững gồm:

a) Chứng chỉ quản lý rừng bền vững do Việt Nam cấp;

b) Chứng chỉ quản lý rừng bền vững do tổ chức quốc tế cấp;

c) Chứng chỉ quản lý rừng bền vững do Việt Nam hợp tác với quốc tế cấp.

2. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 1 Điều này là bằng chứng chứng minh tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ.

Điều 16. Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

1. Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững gồm:

a) Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững Việt Nam;

b) Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế;

c) Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững hợp tác giữa Việt Nam và quốc tế.

2. Hoạt động của Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

Điều 17. Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

1. Chủ rừng tự nguyện và tự quyết định lựa chọn loại chứng chỉ quản lý rừng bn vững và Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bn vững.

2. Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững:

a) Chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Lâm nghiệp;

b) Việc đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp

1. Tổng cục Lâm nghiệp:

a) Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững của Việt Nam hài hòa với tiêu chuẩn phổ biến quản lý rừng bền vững quốc tế;

b) Tập huấn, hướng dẫn việc xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong phạm vi cả nước;

c) Kiểm tra việc xây dựng, phê duyệt, thực hiện phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng và kiểm tra, thanh tra hoạt động của Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Điều 27 của Luật Lâm nghiệp và quy định tại Thông tư này;

b) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình duyệt phương án quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư này;

c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn bố trí nguồn vốn và hướng dẫn sử dụng kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Hướng dẫn các chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án quản lý rng bền vững;

b) Phối hợp với các cơ quan liên quan, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng;

c) Hằng năm trước ngày 15 tháng 12, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Lâm nghiệp) kết quả xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết thành nhóm hộ đtổ chức thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân có rừng và đất lâm nghiệp liên kết hình thành nhóm hộ để xây dựng, thực hiện phương án quản lý rừng bn vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

b) Theo dõi việc thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững của chủ rừng trên địa bàn theo nội dung, kế hoạch đã xác định trong phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt.

Điều 19. Trách nhiệm của chủ rừng

1. Chủ rừng xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệt phương án quản lý rừng bn vững và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Thông tư này.

2. Chủ rừng tự giám sát, đánh giá các hoạt động quản lý rừng bền vững đã được phê duyệt.

3. Hằng năm, trước ngày 10 tháng 12, chủ rừng là tổ chức báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị chủ quản (nếu có) về kết quả thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này.

Điều 20. Trách nhiệm của Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

1. Chấp hành đúng quy định pháp luật của Việt Nam trong quá trình hoạt động, đánh giá và cấp chứng chỉ quản lý rừng bn vững.

2. Chịu trách nhiệm về chất lượng, kết quả cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

3. Có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và báo cáo kết quả thực hiện về Tổng cục Lâm nghiệp.

Điều 21. Quy định chuyển tiếp

Chủ rừng có phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phương án quản lý rừng bền vững; chủ rừng quản lý rừng đặc dụng có báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực, tiếp tục thực hiện theo Phương án hoặc Báo cáo đã được phê duyệt.

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phương án quản lý rừng bn vững hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đnghiên cứu, hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các t
nh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;
- Công báo Chính phủ;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCLN (300 bản).

KT. BTRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

PHỤ LỤC I

BỘ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28
/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tiêu chí

Chỉ số

Nguyên tắc 1. Chủ rừng tuân thủ các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

1.1. Chủ rừng thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền sử dụng đt và rừng

1.1.1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, giao rừng hoặc hợp đồng thuê đất, thuê rừng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

1.1.2. Trường hợp đất và rừng được sử dụng theo quyền phong tục/truyền thống, phải có xác nhận bằng văn bản của chính quyền địa phương về không có tranh chấp;

1.1.3. Ranh giới đất và rừng phải được xác định rõ trên bản đvà trên thực địa.

1.2. Chủ rừng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao hoc giấy phép đăng ký kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

1.2.1. Thực hiện đầy đủ các quy định về chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc ngành nghề sản xuất, kinh doanh đã đăng ký (không áp dụng với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư);

1.2.2. Lưu trữ, cập nhật hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, dịch vụ của chủ rừng;

1.2.3. Trường hợp chưa trả hết các khoản phải nộp thì chủ rừng phải có kế hoạch hoàn trả và được cơ quan chức năng xác nhận.

1.3. Chủ rừng thực hiện đúng quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về quản lý rừng bền vững và nguồn gốc gỗ hợp pháp

1.3.1. Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững (QLRBV) theo hướng dẫn tại Thông tư này;

1.3.2. Có biện pháp ngăn chặn các hành vi bị cấm trong hoạt động lâm nghiệp;

1.3.3. Thực hiện việc kiểm tra, phát hiện các hoạt động trái phép trên diện tích đang quản lý;

1.3.4. Lưu trữ hồ sơ và báo cáo đối với những vi phạm pháp luật đã được xử lý trong tối thiểu 5 năm gần nhất;

1.3.5. Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để xác định, kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động trái phép;

1.3.6. Tuân thủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục khai thác và quản lý lâm sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.4. Chủ rừng đáp ứng những yêu cầu trong các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia

1.4.1. Hiểu và thực hiện các quy định trong các điều ước quốc tế: các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Công ước đa dạng sinh học 1992 (CBD), Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khi phân hủy POP 2001 (Công ước Stockholm), Công ước buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)

Nguyên tắc 2. Chủ rừng tôn trọng quyền của cộng đồng dân cư và người dân địa phương

2.1. Chủ rừng đảm bảo quyền sử dụng đất và rừng hợp pháp hoặc theo phong tục, truyền thống của cộng đồng dân cư và người dân địa phương

2.1.1. Tôn trọng quyền quản lý, sử dụng đất và rừng thuộc quyền sử dụng hợp pháp hoặc quyền theo phong tục/truyền thống của cộng đồng dân cư và người dân địa phương;

2.1.2.Việc phân định ranh giới đất và rừng giữa cộng đồng dân cư, người dân địa phương với chủ rừng phải được thng nht giữa các bên;

2.1.3. Chủ rừng tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư và người dân địa phương thực hiện các hoạt động hợp pháp trên đất và rừng của họ mà liên quan đến diện tích chủ rừng đang quản lý.

2.2. Chủ rừng có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng rừng và đất rừng theo quy định của pháp luật

2.2.1. Phải có cơ chế và biện pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất và rừng (không áp dụng với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư);

2.2.2. Lưu trữ hồ sơ các vụ tranh chấp đã được giải quyết trong tối thiểu 5 năm gần nhất;

2.3. Chủ rừng tạo cơ hội việc làm và cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư và người dân địa phương

2.3.1. Ưu tiên cộng đồng dân cư và người dân địa phương tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp và cải thiện sinh kế.

2.4. Chủ rừng cần đáp ứng nhu cầu cơ bản về văn hóa, tín ngưỡng và giải trí của cộng đồng dân cư và người dân địa phương liên quan đến đất và rừng mà chủ rừng đang quản lý theo quy định của pháp luật

2.4.1. Cùng cộng đồng dân cư, người dân địa phương và các bên liên quan khác xác định những khu rừng có ý nghĩa về văn hóa, tín ngưỡng và giải trí trên bản đồ, ngoài thực địa, tài liệu hóa và được đưa vào phương án quản lý rừng bền vững;

2.4.2. Có quy định quản lý, bảo vệ và sử dụng những khu rừng đã được xác định có ý nghĩa về văn hóa, tín ngưỡng và giải trí với sự tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư, người dân địa phương và các bên liên quan.

2.5. Chủ rừng thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết đền bù khi hoạt động lâm nghiệp ảnh hưởng xấu đến tài sản (đất, rừng và tài sản khác), sinh kế và sức khỏe của cộng đồng dân cư và người dân địa phương

2.5.1. Hoạt động lâm nghiệp của chủ rừng không gây tác động xấu đến đất, rừng và đời sống của cộng đng dân cư và người dân địa phương;

2.5.2. Phải có biện pháp phòng ngừa thiệt hại cho cộng đồng dân cư và người dân địa phương khi thực hiện các hoạt động lâm nghiệp;

2.5.3. Có cơ chế và biện pháp giải quyết khiếu nại và đền bù thiệt hại cho cộng đồng dân cư và người dân địa phương theo quy định của pháp luật;

2.5.4. Thực hiện bồi thường các thiệt hại cho cộng đồng dân cư và người dân địa phương theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận;

2.5.5. Có trách nhiệm bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật cho địa phương khi sử dụng cho các hoạt động lâm nghiệp hoặc hỗ trợ phát triển khi có điều kiện;

2.5.6. Lưu trữ hồ sơ đã giải quyết những khiếu nại, đền bù tối thiểu 5 năm gần nhất.

Nguyên tắc 3. Chủ rừng đảm bảo quyền và điều kiện làm việc của người lao đng

3.1. Chủ rừng đảm bảo công bằng, quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật

3.1.1. Có hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng lao động và thực hiện đúng thỏa thuận với người lao động hoặc đại diện của họ về tiền lương, tiền công, phúc lợi xã hội khác đã được thể hiện trong hợp đồng lao động theo quy định;

3.1.2. Tuân thủ pháp luật và các quy định của pháp luật về sử dụng lao động vị thành niên, người khuyết tật và người quá tuổi lao động;

3.1.3. Không tham gia hoặc hỗ trợ việc sử dụng lao động cưỡng bức;

3.1.4. Thực hiện bình đẳng giới trong tuyển dụng, đào tạo và trả tin lương.

3.2. Chủ rừng bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động theo quy định của pháp luật

3.2.1. Trang bị và hướng dẫn sử dụng các dụng cụ bảo hộ an toàn lao động cho người lao động phù hợp với điều kiện làm việc theo quy định;

3.2.2. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản các loại vật tư, trang thiết bị dễ gây tai nạn;

3.2.3. Hướng dẫn sử dụng hóa chất đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người lao động theo quy định;

3.2.4. Người lao động, kcả của nhà thầu phải được tập hun an toàn lao động theo quy định.

3.3. Chủ rừng tôn trọng quyền tham gia tổ chức Công đoàn và các quyền thỏa thuận khác giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy định

3.3.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia tổ chức Công đoàn (không áp dụng với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư);

3.3.2. Xây dựng và thực hiện đầy đủ các quy định về dân chủ ở cơ sở, lấy ý kiến của người lao động về những vấn đề liên quan đến đời sống và việc làm của người lao động.

3.4. Chủ rừng phải có và duy trì các cơ chế giải quyết khiếu nại và thực hiện bi thường cho người lao động khi xy ra tổn thất hoặc thiệt hại về tài sản và sức khỏe trong khi làm việc cho chủ rừng

3.4.1. Phải có cơ chế và biện pháp để giải quyết khiếu nại và đền bù những tổn thất, thiệt hại về tài sản và sức khỏe cho người lao động theo quy định pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên;

3.4.2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại và tổn thất về tài sản và sức khỏe cho người lao động khi thực hiện các hoạt động lâm nghiệp;

3.4.3. Bồi thường thiệt hại về tài sản và sức khỏe cho người lao động theo quy định pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên;

3.4.4. Lưu trữ các hồ sơ đã giải quyết khiếu nại, đền bù của chủ rừng tối thiểu 5 năm gần nhất.

Nguyên tắc 4. Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững

4.1. Các hoạt động lâm nghiệp phải được thực hiện theo đúng phương án quản lý rừng bền vững

4.1.1. Các hoạt động lâm nghiệp được thực hiện theo phương án quản lý rừng bền vững và kế hoạch hoạt động hàng năm;

4.1.2. Nếu phải điều chỉnh hoạt động lâm nghiệp trong kế hoạch hàng năm phải đảm bảo mục tiêu quản lý rừng bền vững;

4.1.3. Việc điều chỉnh kế hoạch quản lý rừng bền vững phải được lưu trữ trong hồ sơ quản lý tối thiểu trong 5 năm gần nhất.

4.2. Sản xuất và sử dụng giống cây trồng theo quy định

4.2.1. Khảo nghiệm và công nhận giống mới phải tuân thủ quy định của pháp luật;

4.2.2. Sản xuất giống phải tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh giống, nguồn gốc, xuất xứ ging và quy trình kthuật sản xuất giống;

4.2.3. Sử dụng giống đảm bảo tiêu chun chất lượng và nguồn gốc giống theo quy định của pháp luật;

4.2.4. Khuyến khích sử dụng giống trong danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh;

4.2.5. Tuân thủ các quy định về xuất khẩu và nhập khẩu giống.

4.3. Chủ rừng áp dụng các biện pháp lâm sinh phù hợp với mục tiêu trong phương án quản lý rừng bền vững

4.3.1. Chọn loài cây trồng phải phù hợp điều kiện lập địa và mục tiêu quản lý rừng bền vững;

4.3.2. Các biện pháp lâm sinh áp dụng phải phù hợp với đặc điểm loài cây trồng và điều kiện lập địa;

4.3.3. Áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và trồng lại rừng phù hợp với từng loài cây trồng;

4.3.4. Áp dụng các biện pháp quản lý lập địa phù hợp trong quản lý rừng trồng;

4.3.5. Áp dụng kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng, nuôi dưỡng và khai thác rừng tự nhiên phù hợp với từng trạng thái rừng.

4.4. Chủ rừng nên đa dạng các hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao các lợi ích của rừng

4.4.1. Thực hiện đa dạng các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh dựa trên khảo sát, cập nhật thông tin thị trường về các sản phẩm từ rừng như gỗ, lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ môi trường rừng;

4.4.2. Đa dạng hóa các nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng;

4.4.3. Khuyến khích phát triển các loài cây bản địa, đa mục đích và lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao;

4.4.4. Có hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ môi trường rừng.

4.5. Chủ rừng phải có biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng

4.5.1. Tuân thủ các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh gây hại rừng theo quy định của pháp luật;

4.5.2. Có kế hoạch và thực hiện các biện pháp quản lý và phòng trừ sâu, bệnh hại tổng hợp dựa trên các biện pháp lâm sinh, sinh học và hóa học; khuyến khích áp dụng biện pháp quản lý sinh học thân thiện môi trường;

4.5.3. Thông báo với cơ quan chức năng khi phát hiện hiện tượng lây lan sâu, bệnh gây hại để phối hợp xử lý.

4.6. Chủ rừng phải thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng

4.6.1. Có phương án và thực hiện kiểm soát phòng cháy và chữa cháy rừng;

4.6.2. Có và duy trì hệ thống phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định;

4.6.3. Thông báo với cơ quan chức năng khi xảy ra cháy rừng để phối hợp xử lý;

4.6.4. Có hoạt động nâng cao năng lực của người lao động và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư và người dân địa phương trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng;

4.6.5. Lưu trữ hồ sơ về các vụ cháy rừng tối thiểu trong 5 năm gần nhất.

4.7. Khai thác hợp lý các sản phẩm từ rừng để duy trì tài nguyên rừng được ổn định lâu dài

4.7.1. Sản lượng khai thác lâm sản hàng năm không được vượt quá mức tăng trưởng của rừng và được xác định trong phương án quản lý rừng bền vững.

4.8. Xây dựng và bảo trì các công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với mục tiêu quản lý và hạn chế ảnh hưởng môi trường

4.8.1. Có kế hoạch xây dựng và bảo trì đường, cầu, cống, đường vận xuất, đường trượt gỗ và bãi gtheo quy định; các công trình được thể hiện trên bản đồ;

4.8.2. Việc xây dựng và bảo trì đường, cầu cống, đường vận xuất, đường trượt gỗ và bãi gỗ đảm bảo không gây tác động xấu tới môi trường.

Nguyên tắc 5. Quản lý và bảo vệ môi trường trong các hoạt động lâm nghiệp

5.1. Chủ rừng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường của các hoạt động lâm nghiệp theo quy định của pháp luật

5.1.1. Đánh giá và phân tích tác động môi trường của các hoạt động lâm nghiệp theo quy định pháp luật.

5.1.2. Có kế hoạch và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trước khi thực hiện hoạt động lâm nghiệp.

5.2. Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp bảo vệ đất và nguồn nước trong các hoạt động lâm nghiệp

5.2.1. Xác định các khu vực có chức năng bảo vệ đất và nguồn nước, như vùng đệm ven sông suối, ao hồ, vùng đất ngập nước, nơi có độ dốc cao và khu vực sản xuất nông nghiệp trên thực địa và bản đồ;

5.2.2. Có kế hoạch và biện pháp bảo vệ, phục hồi thảm thực vật tại các khu vực có chức năng bảo vệ đất và nguồn nước đã được xác định;

5.2.3. Xác định các tác động xấu xảy ra tới đất và nguồn nước khi thực hiện các hoạt động lâm nghiệp;

5.2.4. Có kế hoạch và thực hiện các biện pháp khắc phục tác động xấu tới đất và nguồn nước;

5.2.5. Ưu tiên trồng và phục hồi rừng trên đất trống, đất dễ bị xói mòn thông qua kỹ thuật bảo vệ đất phù hợp.

5.3. Chủ rừng phải quản lý và sử dụng hóa chất và phân bón hóa học đảm bảo an toàn đối với môi trường và con người

5.3.1. Chỉ sử dụng những hóa chất có thành phần được phép sử dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế;

5.3.2. Cất giữ hóa chất, nguyên vật liệu, nhiên liệu ở nơi an toàn đối với môi trường và con người;

5.3.3. Hướng dẫn sử dụng hóa chất đảm bảo an toàn cho môi trường và con người theo quy định của pháp luật;

5.3.4. Lưu trữ và cập nhật danh mục các hóa chất (thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích ra rễ, chất điều hòa sinh trưởng, chất bảo quản...) bị cấm sử dụng bởi pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế;

5.3.5. Ghi chép, lưu trữ thông tin về chủng loại, liều lượng, thời gian và địa điểm sử dụng hóa chất và phân bón hóa học.

5.3.6. Hạn chế sử dụng phân bón hóa học; khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ và sinh học để tăng độ phì của đất.

5.4. Chủ rừng phải quản lý chất thải nguy hại đảm bảo an toàn đối với môi trường và con người

5.4.1. Hạn chế chất thải nguy hại tạo ra từ các hoạt động lâm nghiệp;

5.4.2. Quản lý, thu gom bao bì và chất thải nguy hại sau khi sử dụng về nơi an toàn đối với môi trường và con người theo quy định của pháp luật;

5.4.3. Xử lý bao bì và chất thải nguy hại đúng quy định.

Nguyên tắc 6. Duy trì, bảo tồn và nâng cao đa dạng sinh học

6.1. Chủ rừng phải xác định các khu rừng có tầm quan trọng về sinh thái, khu rừng có giá trị bảo tồn cao cần được bảo vệ hoặc bảo tồn

6.1.1. Điều tra, lập bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu và tham vấn các bên liên quan các khu rừng có tầm quan trọng về sinh thái, bao gồm:

a) Hệ sinh thái rừng quý, hiếm, dễ bị tổn thương hoặc hệ sinh thái đặc trưng như các vùng cửa sông, ven biển, vùng đất ngập nước khác, núi đá;

b) Khu vực có các loài đặc hữu và môi trường sống của các loài bị đe dọa theo quy định;

c) Các nguồn gen tại chỗ đang bị nguy cấp và cần được bảo vệ;

d) Các khu vực cảnh quan có tầm quan trọng trên thế giới, trong khu vực và quốc gia đã được xác định hoặc khu rừng có giá trị bảo tồn cao.

6.1.2. Lập kế hoạch bảo vệ hoặc bảo tồn các khu rừng có tầm quan trọng về sinh thái, khu rừng có giá trị bảo tồn cao được nêu trong phương án quản lý rừng bền vững;

6.1.3. Có kế hoạch giám sát đánh giá việc thực hiện bảo vệ hoặc bảo tồn các khu rừng có tầm quan trọng về sinh thái, khu rừng có giá trị bảo tồn cao;

6.1.4. Cập nhật, điều chỉnh kế hoạch dựa trên kết quả giám sát, đánh giá.

6.2. Chủ rừng phải có biện pháp bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng theo quy định của pháp luật

6.2.1. Tham vấn các bên liên quan để lập danh mục, bản đồ phân bố, khoanh vùng sinh cảnh sống trên bản đồ, thu thập thông tin của các loài cần được bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế (không áp dụng đối với rừng trồng quản lý bởi chủ rừng nhỏ);

6.2.2. Công khai và thực hiện các biện pháp bảo vệ các loài đã được xác định và sinh cảnh của chúng;

6.2.3. Cập nhật và lưu trữ hồ sơ các loài đã xác định;

6.2.4. Tuân thủ quy định về nuôi, trng, khai thác, sử dụng, buôn bán động vật, thực vật theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế;

6.2.5. Kiểm soát các hoạt động săn bắt và khai thác trái phép.

6.3. Chủ rừng phải bảo v hoc bảo tồn các khu rừng có tm quan trọng về sinh thái, khu rừng có giá trị bảo tồn cao

6.3.1. Có biện pháp và công khai các biện pháp bảo vệ hoặc bảo tồn các khu rừng có tầm quan trọng về sinh thái;

6.3.2. Cập nhật và lưu trữ hồ sơ về các khu rừng có tầm quan trọng về sinh thái;

6.3.3. Tuân thủ quy định về bảo vệ hoặc bảo tồn các khu rừng có tầm quan trọng về sinh thái theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế;

6.3.4. Nâng cao năng lực cho người lao động có liên quan và nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và người dân địa phương.

6.4. Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp duy trì và nâng cao giá trị sinh thái và đa dạng sinh học của rừng

6.4.1. Áp dụng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên và làm giàu rừng đi với rừng tự nhiên; ưu tiên sử dụng các loài cây bản địa trong phục hi, làm giàu rừng và trng rừng;

6.4.2. Ưu tiên trồng rừng hỗn loài để tăng cường đa dạng sinh học và tính bền vững của rừng;

6.4.3. Không sử dụng cây biến đổi gen trong trồng rừng, trừ trường hợp có đủ dữ liệu khoa học cho thấy những tác động của chúng đối với sức khỏe con người, động vật và môi trường là tương đương hoặc tích cực hơn những cây cải thiện di truyền bng các phương pháp truyền thng;

6.4.4. Phải thực hiện các biện pháp cụ thể và thỏa thuận với cộng đồng dân cư và người dân địa phương để giảm thiểu ảnh hưởng của chăn thả gia súc đến tái sinh, sinh trưởng và đa dạng sinh học của rừng;

6.4.5. Chỉ trồng rừng trên đất trống; đất có rừng tự nhiên phải áp dụng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc trồng làm giàu rừng.

6.5. Chủ rừng phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loài nhập nội để tránh những tác hại cho hệ sinh thái rừng

6.5.1. Không sử dụng các loài nhập nội có tác động xấu tới môi trường và những loài xâm lấn theo quy định;

6.5.2. Việc nhập nội các loài động vật, thực vật, nguồn gen và vi sinh vật phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

6.5.3. Nơi nuôi trồng các loài nhập nội phải có biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, tránh xâm lấn ra bên ngoài;

6.5.4. Lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc và việc sử dụng các loài nhập nội.

6.6. Chủ rừng không trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển đổi đất có rừng tự nhiên và những diện tích rừng có tầm quan trọng về sinh thái, khu rừng có giá trị bảo tồn cao thành rừng trồng hoặc vào mục đích sử dụng khác

6.6.1. Không trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển đi rừng tự nhiên và những diện tích rừng có tầm quan trọng về sinh thái (kể cả trên đất không có rừng) sang các mục đích sử dụng đất khác, trừ những trường hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;

6.6.2. Lưu trữ tài liệu mô tả và đánh giá giá trị bảo tn của những diện tích chuyn đi (nếu có).

Nguyên tắc 7. Rừng được theo dõi, giám sát, đánh giá theo phương án quản lý rừng bền vững

7.1. Xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá

7.1.1. Xác định chỉ số giám sát, đánh giá; xác định tiến độ và nguồn lực thực hiện giám sát, đánh giá hàng năm cho các hoạt động lâm nghiệp;

7.1.2. Có quy trình, mẫu biểu ghi chép và chỉ số giám sát và đánh giá phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững;

7.1.3. Có phân công thực hiện việc giám sát, đánh giá và báo cáo.

7.2. Thực hiện kế hoạch giám sát và đánh giá

7.2.1. Có số liệu theo dõi hàng năm các thông số: sản lượng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, diễn biến diện tích, sinh trưởng rừng trồng;

7.2.2. Có số liệu theo dõi định kỳ 5 năm các thông số: sinh trưởng, tái sinh, tổ thành loài của rừng tự nhiên;

7.2.3. Có số liệu và báo cáo về bảo vệ hoặc bảo tồn các khu rừng có tầm quan trọng về sinh thái hoặc khu rừng có giá trị bảo tồn cao và các loài cần được bảo vệ;

7.2.4. Có hoạt động theo dõi tình hình sâu, bệnh hại, xói mòn đất và các hiện tượng bất thường khác;

7.2.5. Có hoạt động giám sát tác động môi trường và xã hội của các hoạt động lâm nghiệp;

7.2.6. Có số liệu theo dõi hàng năm chi phí và thu nhập của các hoạt động lâm nghiệp;

7.2.7. Lập báo cáo và công bố công khai kết quả giám sát và đánh giá thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

7.3. Xây dựng hệ thống quản lý và lưu trữ hồ sơ quản lý rừng, kinh doanh rừng và hệ thống bản đồ theo dõi diễn biến rừng.

7.3.1. Có hệ thống quản lý hồ sơ tài nguyên rừng, bản đồ hiện trạng rừng;

7.3.2. Có hệ thống quản lý hồ sơ các hoạt động lâm nghiệp;

7.3.3. Có hệ thống quản lý hồ sơ lâm sản từ khâu khai thác, vận chuyển, chế biến (nếu có) và bán sản phẩm để đảm bảo có thể truy xuất nguồn gốc lâm sản.

 

PHỤ LỤC II

MẪU PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BN VỮNG
(áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần 1

MỞ ĐẦU

1. Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo mục đích sử dụng rừng

2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững (sau đây viết tắt là phương án)

Chương 1

CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương

2. Văn bản của địa phương

II. CAM KẾT QUỐC T

III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG

1. Tài liệu dự án, đề án, quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cho chủ rừng

2. Các tài liệu điều tra chuyên đề của khu rừng

3. Bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất, bản đồ giao đất, giao rừng, các loại bản đồ chuyên đề khác có liên quan

4. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh

5. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ

I. THÔNG TIN CHUNG

MẪU PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG 2. Địa chỉ (trụ sở làm việc của chủ rừng): xã ...............; huyện ................; tỉnh ................;

3. Điện thoại: ................................; Email: ...........................; Website: .............................

4. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật

5. Cơ cấu tổ chức của đơn vị

Nhận xét: đặc điểm chung của đơn vị.

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG

1. Vị trí địa lý, địa hình

2. Khí hậu

3. Thủy văn

4. Địa chất và thổ nhưỡng

Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

III. DÂN SINH, KINH T, XÃ HỘI

1. Dân số, dân tộc, lao động

2. Kinh tế: những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư

3. Xã hội: thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa

Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

IV. GIAO THÔNG

1. Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực

2. Hệ thống giao thông đường thủy

Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RNG

1. Những loại dịch vụ môi trường rừng mà đơn vị đang triển khai, thực hiện

2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường

Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị chủ rừng

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý, sử dụng đất

Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng

2. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng

3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ

Nhận xét: tình hình tài nguyên có những ảnh hưởng thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của đơn vị.

VIII. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHT, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DÁN ĐÃ THỰC HIỆN

1. Thống kê số lượng, diện tích văn phòng, nhà, xưởng, trạm... hiện có của đơn vị theo các nguồn vốn đầu tư

2. Thống kê số lượng phương tiện, thiết bị...của chủ rừng

3. Kết quả các chương trình, dự án đã thực hiện

Nhận xét: thực trạng về cơ sở hạ tầng có những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý và các hoạt động của đơn vị

IX. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIN RỪNG, BẢO TN ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Quản lý rừng tự nhiên

2. Quản lý rừng trồng

3. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và sâu bệnh gây hại rừng

4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ

5. Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học

a) Đa dạng thực vật rừng

b) Đa dạng động vật rừng

c) Cứu hộ, phát triển sinh vật

d) Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; những loài đặc hữu

6. Công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

Nhận xét: những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tn đa dạng sinh học.

IX-A. PHÂN KHU CHỨC NĂNG CỦA KHU RNG ĐẶC DỤNG (áp dụng đối với chủ quản lý rừng đặc dụng)

1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

2. Phân khu phục hồi sinh thái

3. Phân khu dịch vụ, hành chính

4. Vùng đệm: diện tích, hiện trạng vùng đệm ngoài, vùng đệm trong (nếu có)

Nhận xét: thực trạng phân khu, vùng đệm có những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các hoạt động của đơn vị.

IX-B. XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG PHÒNG HCỦA RỪNG (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng phòng hộ)

Căn cứ tiêu chí rừng phòng hộ, chủ rừng xác định chứng năng phòng hộ của rừng và xác định diện tích của từng loại rừng được giao, gm:

1. Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn...ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha)

2. Diện tích rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư... ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng...ha)

3. Diện tích rừng phòng hộ biên giới ... ha (rừng tự nhiên.. .ha; rừng trồng...ha)

4. Diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay... ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng...ha)

5. Diện tích rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ... ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha)

Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn.

IX-C. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂM LIÊN TIẾP LIỀN K(áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng sản xuất)

Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn.

IX-D. KT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂM LIÊN TIẾP LIỀN K(áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ)

1. Về thực hiện phân loại đơn vị sự nghiệp công.

2. Hạng mục các nguồn kinh phí của chủ rừng: nguồn từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ phí, lệ phí, nguồn thu từ liên kết, liên doanh, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, nguồn thu khác...

3. Hạng mục các nguồn chi của chủ rừng: chi lương, chi cho các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng...chi khác theo quy định.

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN

I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ RỪNG BN VỮNG

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu về kinh tế

b) Mục tiêu về môi trường

c) Mục tiêu về xã hội

II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Mô tả kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng

III. XÁC ĐỊNH KHU VỰC LOẠI TRỪ VÀ KHU VỰC TCHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH RỪNG (áp dụng đối với chủ quản lý rừng sản xuất)

1. Khu vực loại trừ (khu vực rừng cần đưa vào quản lý, bảo vệ, hạn chế hoặc không khai thác lâm sản)

2. Khu vực rừng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (nếu có)

3. Khu vực rừng, đất lâm nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh rừng hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

IV. KHOẠCH KHOÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIN RỪNG CHO HGIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐNG DÂN CƯ TẠI CH(áp dụng cho rừng đặc dụng, phòng hộ; áp dụng cho rừng sản xuất (nếu có))

1. Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng

a) Khoán ổn định

b) Khoán công việc, dịch vụ

2. Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý

V. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIN, SỬ DỤNG RỪNG BN VỮNG, BẢO TN ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

a) Bảo vệ rừng: bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có: .... ha, trong đó:

- Rừng đặc dụng: ...ha (rừng tự nhiên...ha; rừng trồng...ha).

- Rừng phòng hộ (nếu có): ...ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng ...ha).

- Rừng sản xuất (nếu có): ...ha (rừng tự nhiên ...ha; rừng trồng ...ha).

b) Kế hoạch xây dựng phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

c) Kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng

d) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao

2. Kế hoạch phát triển rừng

a) Kế hoạch phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung

- Làm giàu rừng

- Trồng rừng mới, chăm sóc rừng

b) Kế hoạch phát triển rừng sản xuất

- Phát triển rừng tự nhiên

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung;

+ Nuôi dưỡng, làm giàu rừng;

- Phát triển rừng trồng

+ Lựa chọn loài cây trồng;

+ Sản xuất cây con;

+ Trồng rừng mới;

+ Trồng lại rừng sau khai thác;

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.

3. Khai thác lâm sản

a) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng đặc dụng

- Khai thác rừng trồng thực nghiệm, nghiên cứu, khoa học

- Khai thác tận dụng, tận thu lâm sản

b) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng phòng hộ

- Khai thác tận dụng, tận thu gỗ

- Khai thác gỗ rừng trồng

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ

c) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng sản xuất

- Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên

+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng tự nhiên

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ

- Khai thác lâm sn trong rừng sản xuất là rừng trồng

+ Khai thác gỗ rừng trồng

+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ

d) Những cơ sở và kỹ thuật xây dựng kế hoạch khai thác

- Xác định chu kỳ khai thác theo loài cây

- Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác

- Tỷ lệ lợi dụng gỗ, củi

- Loại sản phẩm, quy cách sản phẩm

- Kỹ thuật và công nghệ theo tiêu chuẩn khai thác tác động thấp.

- Xây dựng kế hoạch cho một chu kỳ: trình tự đưa các lô rừng vào khai thác bảo đảm ổn định trong chu kỳ, xác định cụ thể địa danh, diện tích, sản lượng khai thác.

đ) Công nghệ khai thác: công nghệ sử dụng, kỹ thuật mở đường vận xuất, vận chuyển (chiều rộng đường, mật độ đường, cự ly giữa các tuyến), kỹ thuật khai thác, an toàn lao động theo kỹ thuật khai thác tác động thấp.

e) Tổ chức khai thác, tiêu thụ sản phẩm

- Tự tổ chức khai thác hoặc bán cây đứng cho đơn vị khai thác

- Tiêu thụ gỗ (tiêu thụ trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh), hoặc tự tổ chức chế biến

4. Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực

a) Danh mục, kế hoạch triển khai các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học

b) Nhu cầu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

5. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

a) Dự kiến các địa điểm, khu vực tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

b) Các phương thức tổ chức thực hiện bao gồm: tự tổ chức; liên kết với các tổ chức, cá nhân và cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

c) Khu vực dự kiến xây dựng, bố trí các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

6. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp (áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất)

a) Dự kiến khu vực tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, bao gồm: tên địa danh, diện tích, loài cây trồng, vật nuôi sản xuất nông lâm kết hợp

b) Dự kiến hình thức tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp: chủ rừng tự tổ chức sản suất; tổ chức, cá nhân nhận khoán ổn định sản xuất

7. Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng

- Duy tu bảo dưỡng đường, tên tuyến, thời gian thực hiện

- Mở đường mới, đường nhánh, tên tuyến, giá trsử dụng, thời gian thực hiện

- Hệ thống bãi gỗ, số lượng, địa điểm, diện tích (chỉ áp dụng cho rừng trồng phòng hộ và rừng sản xuất)

- Xây dựng các công trình phúc lợi (nếu có) như nhà làm việc, câu lạc bộ, trạm quản lý bảo vệ, chòi canh, chỉ rõ mục đích, số lượng, thời gian thực hiện

- Xây dựng vườn ươm, mục đích, địa điểm, diện tích, công suất, thời gian thực hiện

8. Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng

a) Dự kiến các dịch vụ cho cộng đồng

b) Hình thức tổ chức thực hiện

9. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

a) Các dịch vụ được tiến hành

b) Tổ chức triển khai, thực hiện

10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng

11. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng

a) Chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, giám sát đa dạng sinh học

b) Điều tra, kiểm kê rừng

12. Chế biến, thương mại lâm sản: vị trí nhà xưởng, công nghệ, thiết bị, máy móc, sản phẩm, thị trường tiêu thụ... (áp dụng cho chủ quản lý rừng sản xuất hoặc phòng hộ (nếu có)).

VI. NHU CU VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

1. Tổng hợp nhu cầu vốn cho kế hoạch quản lý rừng bền vững

a) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững

b) Bảo vệ rừng

c) Phát triển rừng

d) Nghiên cứu khoa học, cứu hộ động vật rừng, thực vật rừng, đào tạo, tập huấn

đ) Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

e) Ổn định dân cư

g) Xây dựng cơ sở hạ tầng

h) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

i) Chế biến, thương mại lâm sản (chỉ áp dụng cho chủ rừng có hoạt động này)

...............................................

2. Nguồn vốn đầu tư

a) Vốn tự có

b) Vốn liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư

c) Vốn vay các tổ chức tín dụng

d) Ngân sách nhà nước (nhiệm vụ công ích, khoa học công nghệ...)

đ) Dịch vụ môi trường rừng

e) Khai thác lâm sản

g) Hỗ trợ quốc tế

h) Các nguồn khác....

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực

2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan

3. Giải pháp về khoa học, công nghệ

4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư

5. Giải pháp về thị trường (cháp dụng với chủ rừng có sản xuất kinh doanh)

6. Giải pháp khác

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUCỦA PHƯƠNG ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế

a) Giá trị sản phẩm thu được.

b) Sản phẩm từ các hoạt động lâm sinh.

c) Tăng vốn rừng (tăng về diện tích, trữ lượng rừng trồng).

d) Giá trị kinh tế thu từ các dịch vụ: cây con, môi trường rừng, chế biến, thương mại lâm sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ...vv

2. Hiệu quả về xã hội

Đối tượng bị tác động và mức độ ảnh hưởng, bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực (giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập của người dân, nâng cao năng lực, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng)

3. Hiệu quả về môi trường

Tiên lượng các tác động tích cực, tiêu cực đối với môi trường, về bảo tồn đa dạng sinh học và các mẫu sinh thái có giá trị bảo tồn; tăng độ che phủ của rừng, phát triển các loài cây bản địa, tác dụng của việc bảo vệ các khu vực loại trừ và thực hiện khai thác tác động thấp.

Chương 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Mô tả và phân nhiệm vụ cụ thể đối với từng vị trí, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ đã xác định trong Phương án

II. KHOẠCH KIM TRA, GIÁM SÁT

Mô tả được mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát phải đạt được. Xác định cụ thể các chỉ tiêu kiểm tra, giám sát đối với từng nhiệm vụ

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Những nội dung cơ bản có tính chất tổng hợp nhất đã được xác định trong phương án. Việc thực hiện phương án sẽ đạt được những kết quả nổi bật so với phương thức trước đó.

2. Đthực hiện phương án đạt mục tiêu đề ra, những vấn đề khó khăn phải kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ hoặc cần phải bổ sung cơ chế, chính sách./.

Phần 2

HỆ THỐNG PHỤ LỤC, BIỂU, BẢN ĐỒ KÈM THEO PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

 

PHỤ LỤC III

PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
(áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

MỞ ĐU

Phần thnhất

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Các văn bản trung ương

2. Các văn bản địa phương

3. Các cam kết quốc tế

II. TÀI LIỆU SỬ DỤNG

Nêu các tài liệu, số liệu, thông tin, bản đồ sử dụng cho việc lập kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững.

Phần thứ hai

QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA NHÓM HỘ VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

I. QUY MÔ HIỆN TRẠNG H GIA ĐÌNH THAM GIA NHÓM H

1. Quá trình hình thành nhóm hộ

2. Mục đích, ý nghĩa hình thành nhóm hđể quản lý rừng bền vững và hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bn vững

3. Cơ cấu tổ chức hình thành nhóm hộ

Mô hình tổ chức nhóm hộ, được bố trí sắp xếp như sau:

- Ban đại diện gồm: Mời đại diện các ban, ngành của huyện, xã nơi có rừng, các chủ rừng đại diện cho các hộ theo từng xã, cùng với đại diện cơ sở chế biến có nhu cầu sử dụng nguyên liệu gcó chứng chỉ, thực hiện liên kết với nhóm hộ.

- Trưởng nhóm hộ là người có uy tín, do các hộ tự nguyện bầu để thay mặt các hộ thực hiện nhiệm vụ của nhóm, đảm bảo quyền và lợi ích hp pháp của các hộ thành viên thực hiện liên kết với doanh nghiệp chế biến gỗ.

- Văn phòng thường trực nhóm hộ: do các hộ và cơ sở chế biến lâm sản thống nhất lựa chọn.

4. Quy mô, diện tích hộ gia đình tham gia nhóm hộ phân theo xã

- Số lượng hộ gia đình tham gia theo xã

- Xác định diện tích của hộ gia đình, trong đó diện tích hành lang ven sông, suối, khu rừng có giá trị bảo tn cao...(diện tích loại trừ); diện tích rừng trng hướng đến cấp chứng chỉ rừng, tổng hợp theo Biểu 01

Biểu 01: Diện tích rừng của các nhóm hộ phân theo xã, huyện....tỉnh...

Tên xã

Tổng diện tích (ha)

Diện tích loại trừ (ha)

Diện tích tham gia chứng chỉ rừng (ha)

(1)

(2=3+4)

(3)

(4)

Nhóm hộ: xã A

 

 

 

.........

 

 

 

Tổng

 

 

 

II. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Hiện trạng tài nguyên rừng

- Nêu hiện trạng rừng khu vực có các hộ gia đình tự nguyện tham gia nhóm hộ

- Tổng diện tích rừng, trong đó:

+ Rừng phòng hộ (rừng tự nhiên, rừng trồng)

+ Rừng sản xuất (rừng tự nhiên, rừng trồng)

2. Tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng phân bố trong khu vực

Phần thứ ba

MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

I. MỤC TIÊU QUẢN LÝ RỪNG BN VỮNG

1. Mục tiêu chung: Thiết lập được khu rừng của nhóm hộ đảm bảo phù hợp về quy mô diện tích của phương án quản lý rừng bn vững nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học thông qua thiết lập phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế

b) Về xã hội

c) Về môi trường

3. Thời gian thực hiện kế hoạch quản lý

II. KHOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BN VỮNG

1. Điều tra rừng và phân loại chức năng rừng

a) Điều tra rừng

b) Thực hiện phân loại chức năng rừng

c) Thực hiện điều tra đánh giá thực vật rừng, động vật rừng

- Điều tra thực vật rừng

Biểu 02: Danh mục các loài thực vật rừng

TT

Tên h

Số lượng loài

Địa điểm

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Họ Cúc

Asteraceae

2

Tiểu khu... xã .... huyn ............

...

.......

.......

.......

.................

Tổng cộng

 

......

 

- Điều tra động vật rừng

Biểu 03: Danh mục các loài động vật rừng

TT

Tên Loài

Địa Điểm

Ghi Chú

1

Sóc

Tiểu khu .... xã .... huyn .....

Ví dụ: ít, trung bình, nhiều

...

.....

......

.....

d) Kết quả đánh giá khu vực là rừng có giá trị bảo tồn cao

- Rừng đặc dụng và các loài nguy cấp (HCVF1)

- Rừng cấp cảnh quan lớn có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu, nằm trong, hoặc bao gồm đơn vị quản lý rừng (HCVF2)

- Rừng thuộc về hoặc bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang bị đe dọa hoặc nguy cp (HCV3)

- Rừng đóng vai trò quan trọng trong duy trì nguồn nước sinh hoạt (HCV4)

- Rừng đóng vai trò nền tảng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương (HCV 5)

- Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương (HCV6)

2. Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

Đối tượng, biện pháp kỹ thuật, các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng.

3. Các hoạt động lâm sinh

- Khoanh nuôi rừng, làm giàu rừng

- Trồng rừng mới, trồng lại rừng

Chăm sóc rừng trồng

4. Kế hoạch trồng rừng nguyên liệu

Biểu 04: Kế hoạch trồng rừng

Loài cây

Năm trồng

Mật độ trồng (cây/ha)

Diện tích (ha)

Đa điểm

Keo tai tượng

2019

100

100

Xã, tiểu khu, khoảnh, lô

....

…...

….

….

……

Tổng

 

 

......

 

5. Kế hoạch chăm sóc rừng trồng

Biểu 05: Kế hoạch chăm sóc rừng trng

Hoạt động

Diện tích chăm sóc (ha)

Năm..

Năm..

Năm..

Năm..

Năm..

Năm..

Năm..

Năm 1

 

 

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

 

 

6. Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng

- Biện pháp kỹ thuật khai thác tuân thủ quy trình khai thác tác động thấp.

- Diện tích khai thác bình quân ha/năm, trữ lượng m3/năm, thiết kế khai thác, thực hiện các hoạt động khai thác, vận xuất, vận chuyển tuân thủ kỹ thuật khai thác tác động thấp.

- Vệ sinh rừng sau khai thác, quản lý rác thải, mở đường khai thác gỗ và duy tu bảo dưỡng đường hàng năm.

- Theo dõi giám sát khai thác, vận chuyển gỗ và hồ sơ gỗ có nguồn gốc

Biểu 06: Diện tích rừng khai thác và sản lượng khai thác

Năm khai thác

Diện tích (ha)

Sản lượng khai thác (m3)

Địa điểm khai thác

Năm trồng rừng

2019

100

1.200

Xã..tiểu khu ...

2008

......

.....

.....

.......

......

CỘNG

 

 

 

7. Phân tích chi phí và lợi nhuận thuần

Biểu 07: Phân tích chi phí và lợi nhuận

TT

Hoạt động

Đơn vị tính

Khối lượng

Đơn giá (1.000 đ)

Thành tiền (1.000 đ)

Ghi chú

A

Tổng chi phí

Đồng

 

 

 

 

1

Cây giống

Cây

 

 

 

 

2

Làm đất, trồng rừng

Công

 

 

 

 

3

Phân bón

Tn

 

 

 

 

4

Chăm sóc rừng

Công

 

 

 

 

5

Khai thác, vận xuất

Ha

 

 

 

 

6

Nộp thuế

 

 

 

 

 

B

Tng thu (bán gỗ)

 

 

 

 

 

C

Lợi nhuận (A-B)

 

 

 

 

 

8. Kế hoạch theo dõi đánh giá, giám sát

Nội dung theo dõi đánh giá, giám sát bao gồm:

- Kế hoạch định kỳ đối với thành viên nhóm.

- Giám sát nhà thầu.

- Các hoạt động tập huấn, đào tạo.

9. Kế hoạch giống cây trồng

10. Chuỗi hành trình sản phẩm (FM/CoC)

11. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nhóm hộ, cộng đồng

Phần thứ tư

TỔ CHỨC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. TCHỨC THỰC HIỆN

1. Cơ cấu tổ chức nhóm hộ

a) Ban đại diện nhóm cấp huyện

b) Ban đại diện nhóm hộ cấp xã

c) Nhóm hộ cấp thôn, bản...

2. Chức năng và nhiệm vụ của các ban đại diện và nhóm hộ

3. Theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch

II. GIẢI PHÁP PHỐI HỢP THC HIỆN VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN

1. Đối với cơ sở chế biến gỗ, bao tiêu sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ

2. Đối với hộ gia đình tham gia nhóm hộ

3. Đối với trưởng thôn, bản...

4. Đối với chính quyền địa phương cấp xã.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Khuyến nghị

Phụ lục: DANH SÁCH

Nhóm hộ, cộng đồng dân cư, hộ gia đình tham gia phương án quản lý rừng bền vững huyện ............. tỉnh.............

TT

Thôn, ấp

Chủ rừng

Khoảnh

Diện tích (ha)

R. Phòng hộ (ha)

R. Sản xuất (ha)

R. Tự nhiên

Rừng Trồng

R. Tự nhiên

Rừng Trồng

1

Thượng Hiền

Đông Quý

Nguyễn Văn A

07

12

16

1,5

2

1,5

11

...

.......

......

.....

........

....

.....

....

.....

.....

.......

Tổng

.....

.....

........

....

.....

....

.....

.....

.......

 

PHỤ LỤC IV

RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Khái niệm rừng có giá trị bảo tồn cao

Rừng có giá trị bảo tồn cao (Ký hiệu là: HCV) là những loại rừng có một hay nhiu thuộc tính được phân loại và ký hiệu như sau:

HCV 1: Rừng có các giá trị đa dạng sinh học có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc quốc tế.

HCV 2: Rừng cấp cảnh quan lớn có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc quốc tế, thuộc đơn vị quản lý rừng.

HCV 3: Bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang bị đe dọa hoặc nguy cấp.

HCV 4: Rừng cung cấp những dịch vụ tự nhiên, như: rừng phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, cung cấp nguồn nước...

HCV 5: Rừng cung cấp nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương.

HCV 6: là khu rừng có ý nghĩa văn hóa, sinh thái, kinh tế hoặc tôn giáo đối với cộng đồng địa phương.

2. Phân loại chi tiết rừng có giá trị bảo tồn cao

2.1. Giá trị HCV 1: Rừng có các giá trị đa dạng sinh học có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc quốc tế.

Giá trị này liên quan đến việc duy trì đa dạng sinh học ở mức độ loài.

- HCV 1.1: Các khu rừng đặc dụng

Các khu rừng liền kề với điều kiện tương tự với khu rừng đặc dụng, có thể có các giá trị đa dạng sinh học tương tự được tìm thấy tại khu rừng đặc dụng đó. Rừng đặc dụng gắn di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh không được tính trong trường hợp này và sẽ được xem xét khi xác định HCV 5 hoặc HCV 6.

- HCV 1.2: Các loài bị đe dọa và nguy cấp

Những khu rừng có các loài bị đe dọa và nguy cấp thường được coi là có giá trị đa dạng sinh học cao. Rừng có nhiều loài như vậy có thể được sử dụng như một chỉ số về mức độ đa dạng sinh học. Trong thực tế, sự hiện hữu của một loài nguy cấp cũng được coi là HCV.

HCV 1.3: Các loài đặc hữu

Các loài đặc hữu là những loài chỉ phân bố tự nhiên trong gii hạn địa lý nhất định. Việc bảo tồn các loài đặc hữu là một phần quan trọng của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Sự xuất hiện thường xuyên của các loài đặc hữu hình thành nên giá trị bảo tồn. Một số khu vực của Việt Nam được ghi nhận là có mức độ đặc hữu cao.

- HCV 1.4: Công dụng quan trọng theo thời gian

Nhiều loài di cư sống phụ thuộc vào những địa điểm hoặc môi trường sống cụ thể trong những giai đoạn nhất định của chu kỳ sống. Việc bảo tồn những địa điểm này rất quan trọng để bảo tồn những loài kể trên. Những địa điểm có tầm quan trọng đi với một qun xã di cư là HCV. Nếu những địa điểm này bị biến mất sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sự tồn tại của những loài đó về mặt khu vực cũng như toàn cầu.

2.2. Giá trị HCV 2

Rừng cấp cảnh quan lớn có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc quốc tế, thuộc đơn vị quản lý rừng. Có hai điều quan trọng cn lưu ý khi xác định HCV 2 là:

- Rừng cấp cảnh quan được xác định bởi độ che phủ rừng, không nên giới hạn trong phạm vi phân tích ở một Ban quản lý rừng/công ty lâm nghiệp hay một quốc gia.

- Việt Nam, rừng cấp cảnh quan liên quan đến tổ hp các kiểu rừng tự nhiên.

2.3. Giá trị HCV 3

Bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang bị đe dọa hoặc nguy cấp. Lưu ý khi xác định HCV 3:

- Hệ sinh thái hiếm về mặt tự nhiên, nhưng không nhất thiết là đang bị đe dọa, ví dụ: rừng mây mù nằm trên các đỉnh núi cao. Những khu vực này có thchỉ giới hạn trong phạm vi một khu vực nào đó ở Việt Nam.

- Hệ sinh thái đang bị đe dọa nghiêm trọng ở cấp độ quốc tế, khu vực hoặc quốc gia.

2.4. Giá trị HCV 4

Rừng cung cấp những dịch vụ tự nhiên, như: phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, cung cấp nguồn nước... Giá trị này liên quan đến các dịch vụ môi trường rừng, có vai trò trong việc điều hòa khí hậu, dòng chảy và các dịch vụ thiết yếu khác của tự nhiên.

Khác với HCV1 đến HCV 3 chỉ có thể áp dụng cho rừng tự nhiên, HCV 4 có thể áp dụng cho rừng trồng phòng hộ. Đnhận biết các chức năng về dịch vụ môi trường của rừng, cụ thể như sau:

- HCV 4.1: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và điều tiết nguồn nước dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu.

- HCV 4.2: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống sạt lở đất, lũ quét, xói mòn, gió bão, bồi lắng và phòng hộ ven biển.

2.5. Giá trị HCV 5

Rừng cung cấp nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương. Những đối tượng sau đây không được coi là HCV:

- Rừng cung cấp những tài nguyên có tầm quan trọng thứ yếu đối với cộng đồng địa phương.

- Rừng cung cấp những tài nguyên có thể được thay thế hoặc thu nhận được từ nơi khác.

- Rừng cung cấp những tài nguyên đang bị cộng đồng địa phương khai thác không bền vững.

- Rừng cung cấp những tài nguyên nhưng đe dọa việc duy trì các giá trị bảo tồn cao khác.

2.6. Giá trị HCV 6

Là khu rừng có ý nghĩa văn hóa, sinh thái, kinh tế hoặc tôn giáo đối với cộng đồng địa phương. Giá trị này liên quan tới cả người dân sinh sống trong rừng và những người sống gần rừng cũng như những nhóm người thường xuyên vào rừng.

3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Thông tin, dữ liệu đầu vào

Phương pháp phân loại rừng có giá trị bảo tồn

Số liệu điều tra đa dạng sinh học, các loài động thực vật đe dọa và nguy cấp, các loài đặc hữu.

Theo hướng dẫn của Bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam.

Số liệu điều tra hiện trạng rừng, đa dạng sinh học có quần thể loài trọng yếu.

Theo hướng dẫn của Bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam.

Số liệu điều tra hiện trạng rừng và thảm thực vật rừng có kiểu rừng đặc trưng cho khu vực.

Theo hướng dẫn của Bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam.

Độ dốc, độ dài sườn dốc, loại đất, độ dầy tầng đất.

Sử dụng bản đồ nền địa hình để xây dựng mô hình số độ cao từ đó nội suy ra bản đồ độ dốc và phân chia lại xác định vùng có độ dốc lớn hơn 35°.

Độ dốc, độ dài sườn dốc, loại đất, độ dy tầng đất.

Có độ dốc từ 25° - 35°.

Nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng.

Sử dụng phương pháp xây dựng bản đồ có sự tham gia của người dân phân vùng đầu nguồn cung cấp nước sinh hoạt.

Hệ thống sông suối đầu nguồn.

Sử dụng bản đồ nền địa hình có hệ thống sông suối xác định ranh giới lưu vực cho các hệ thống sông chính.

Hệ thống sông suối, hồ đập.

Xác định khoảng cách đến sông, suối lớn, hồ chứa nước.

Hiện trạng rừng, trữ lượng rừng, khả năng tăng trưởng rừng, điều kiện tiếp cận.

Sử dụng ảnh vệ tinh, điều tra trữ lượng, tăng trưởng rừng, khả năng tiếp cận đến rừng.

Thông tin hiện trạng rừng, lâm sản ngoài gỗ.

Sử dụng ảnh vệ tinh, điều tra phân bố của lâm sản ngoài gỗ xác định ranh giới.

Hiện trạng rừng, điều kiện lập địa, khả năng tiếp cận.

Sử dụng ảnh vệ tinh, bản đồ dạng lập địa, độ dốc đai cao.

Thông tin kinh tế, xã hội: nhu cầu sử dụng lâm sản của người dân, phong tục tập quán.

Điều tra nhanh nông thôn PRA, xây dựng bản đồ có sự tham gia của người dân địa phương.

Thông tin kinh tế: vai trò của rừng trong việc phát triển kinh tế của người dân địa phương.

Điều tra nhanh nông thôn PRA, xây dựng bản đồ có sự tham gia của người dân địa phương.

Thông tin xã hội: bản sắc văn hóa, phong tục tập quán.

Điều tra nhanh nông thôn PRA, xây dựng bản đồ có sự tham gia của người dân địa phương.

Các thông tin kinh tế, xã hội, các hoạt động nghiên cứu khoa học...

Bản đồ phân bcác ô đo đếm, khu vực phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học...

Chương II

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO

I. Công tác chuẩn bị

1.1. Thu thập các tài liệu liên quan

Thu thập các bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng. Các loại bản đồ này được số hóa, chuẩn hóa theo hệ tọa độ VN2000 theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thu thập các báo cáo điều tra về đa dạng sinh học cn bảo tồn.

Số liệu điều tra về trữ lượng rừng.

Số liệu, báo cáo về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội của khu rừng có giá trị bảo tồn cao (nếu có).

Thu thập ảnh vệ tinh.

1.2. Xây dựng bản đồ địa hình

Sử dụng công nghệ GPS/GIS xây dựng bản đồ địa hình khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao. Bản đồ địa hình được xây dựng bao gồm các lớp thông tin sau (có thể đầy đủ thông tin hoặc có một số thông tin tùy thuộc vào đặc điểm và diện tích của khu rừng):

- Đường đồng mức;

- Ranh giới hành chính: xã, huyện, tỉnh, quốc gia;

- Ranh giới lô, khoảnh, tiểu khu;

- Sông, suối, hồ (bao gồm tên);

- Đường giao thông;

- Khu dân cư và các điểm về trường học, trạm y tế, bưu điện, nhà văn hóa... (nếu có);

Quy định cụ thể việc xây dựng bản đồ theo quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng

Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng trên cơ sở giải đoán ảnh vệ tinh bao gồm các bước chính:

- Chuẩn bị bản đồ địa hình;

- Giải đoán ảnh, xây dựng bản đồ trong phòng;

Hệ thống phân loại rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

1.4. Xử lý phân tích GPS/GIS

- Bản đồ hóa lô phân vùng rừng có giá trị bảo tồn cao;

Sử dụng bản đồ nền địa hình, ranh giới khoảnh, tiến hành phân chia khoảnh thành các lô, trên cơ sở hệ thống dông, khe, đường vận xuất, vận chuyển, những đặc trưng có khả năng dễ nhận biết ngoài thực địa.

- Xây dựng bản đồ cấp độ dốc, đai cao

Xây dựng bản đồ mô hình số độ cao -DEM bằng phương pháp nội suy từ bản đồ số nền địa hình, tiến hành phân cấp bản đồ độ dốc và đai cao cụ thể như sau:

Độ dốc:

+ Cấp 1: từ 0° đến 25°

+ Cấp 2: từ 25° đến 35°

+ Cấp 3: trên 35°

Đai cao:

+ Cấp 1: từ 0 - 700m

+ Cấp 2: từ 700 - 1.500m

+ Cấp 3: trên 1.500m

- Bản đồ khoảng cách đến hệ thống sông suối, hồ chứa nước

Trên cơ sở bản đồ hệ thống sông suối, hồ chứa nước tiến hành nội suy xác định vùng đệm của các đối tượng này với khoảng cách như sau:

+ Sông, suối cấp 1 (bề rộng trên 20m): hành lang bảo vệ mỗi bên 30m;

+ Sông, suối cấp 2 (bề rộng từ 10 ÷ 20m): hành lang bảo vệ mỗi bên 20m;

+ Sông, suối cấp 3 (bề rộng từ 5 ÷ 10m): hành lang bảo vệ mỗi bên 10m;

+ Khoảng cách đến hồ chứa nước: 100m.

II. Điều tra bổ sung

2.1. Điều tra bổ sung, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng

Theo phương pháp kỹ thuật của Viện Điều tra Quy hoạch rừng bao gồm các bước:

- Làm việc với cán bộ lâm nghiệp địa phương xác định tuyến điều tra;

- Điều tra, bổ sung chỉnh sửa theo tuyến;

- Cập nhật kết quả kiểm tra bổ sung ngoại nghiệp lên bản đồ;

2.2. Điều tra đa dạng sinh học

Trên thực tế, người dân địa phương đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số sống gần rừng hoặc bên trong rừng có sự hiểu biết rất kỹ về các kiểu rừng, về tình trạng của các loài động vật hoang dã và các hệ sinh thái quý hiếm, do vậy việc sử dụng kiến thức bản địa trong việc xác định rừng có giá trị bảo tồn cao đóng vai trò rất quan trọng.

Sử dụng phương pháp điều tra thực địa về các khu hệ động thực vật, các chỉ số đa dạng sinh học và phương pháp điều tra phỏng vấn người dân địa phương để thu thập thông tin về sự xuất hiện và phân bố thực vật rừng, động vật rừng trong vùng. Sử dụng phương pháp chuyên gia để tổng hợp toàn bộ kết quả điều tra đa dạng sinh học, các thông tin quan sát thu thập được về động thực vật hoang dã kết hợp với thông tin về rừng và các hệ sinh thái rừng phù hợp với điều kiện sống của các loài động thực vật khác nhau (sử dụng bộ công cụ xác định các khu rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam).

Công tác điều tra đa dạng sinh học được tiến hành bởi một nhóm chuyên gia về thực vật rừng, động vật rừng.

2.3. Điều tra dân sinh, kinh tế - xã hội

Phương pháp điều tra nhanh nông thôn, được sử dụng như một công cụ rất hiệu quả cho việc xác định, khoanh vẽ, kiểm chứng và hoàn thiện nhiều rừng có giá trị bảo tồn cao trên cơ sở kiến thức bản địa. Việc điều tra nhanh nông thôn sẽ được tiến hành ở toàn bộ các thôn bản, cộng đồng dân cư sống trong hoặc liền kề khu vực nghiên cứu. Công tác này được tiến hành bởi một nhóm chuyên gia về kinh tế xã hội học.

Trong quá trình điều tra ngoại nghiệp, toàn bộ khu vực dân cư đặc biệt là các cụm dân cư sống gần hoặc trong rừng đều phải điều tra, xác định vị trí, phân bố trên bản đồ. Bên cạnh đó hệ thống đường giao thông cũng như cơ sở hạ tầng khác cũng cần được điều tra, xác định trên bản đồ bằng GPS.

Ngoài ra, việc điều tra nhanh nông thôn sẽ sử dụng nhằm xác định phong tục tập quán, nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản của các cộng đồng dân cư nhằm xác định các khu rừng sẽ được sử dụng vào mục đích sử dụng gỗ và lâm sản tại chỗ của người dân địa phương.

Tiến hành điều tra các đặc tính văn hóa, tôn giáo, các điểm vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư sống gần hoặc trong rừng từ đó xác định các khu rừng phục vụ nhu cầu này của người dân bản địa.

Trên cơ sở thông tin, số liệu điều tra về tình hình kinh tế, xã hội, nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản của cộng đồng dân cư, tiến hành xác định quy mô ranh giới các khu rừng có giá trị bảo tồn trên bản đồ hiện trạng rừng với sự tham gia của người dân địa phương theo phương pháp xây dựng bản đồ có sự tham gia.

III. Xây dựng bản đồ rừng có giá trị bảo tồn cao trên cơ sở bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng

Tổ chức họp, thảo luận với cán bộ, người dân địa phương, chủ rừng để thống nhất về quy mô diện tích, vị trí của khu rừng có giá trị bảo tồn cao. Nếu chưa thống nhất, cần tiếp tục điều tra bổ sung trên thực địa và hoàn thiện trên bản đồ.

Bản đồ khu rừng có giá trị bảo tồn cao là cơ sở để xác định và thực hiện các biện pháp kỹ thuật phù hợp trong phương án quản lý rừng bền vững.

IV. Xây dựng bản đồ quản lý rừng trên cơ sở các loi rừng có giá trbảo tồn cao

Toàn bộ diện tích rừng được phân thành 6 vùng với các mức độ phân chia khác nhau.

V. Ký hiệu mức độ quan trọng của khu rừng có giá trị bảo tồn cao

Quy định màu cho các loại rừng như sau:

HCV

Màu quy định:

 

 

HCV 1

đỏ

HCV 4

xanh lục

HCV 2

hồng

HCV 5

xanh nước biển

HCV 3

cam

HCV 6

vàng.

Chương III

QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CÁC KHU RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO

1. Đánh giá hiện trạng của các HCV

Bước công việc này nhằm hiểu rõ thực trạng của các HCV đã được xác định, bao gồm những nội dung sau:

- Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết có liên quan tới quản lý, bảo tồn các HCV;

- Hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng liên quan tới các HCV đã xác định;

- Các hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên rừng hiện nay và tác động liên quan tới các HCV đã xác định.

2. Đánh giá ảnh hưởng đối với các HCV

Bước tiếp theo nhằm tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng hoặc làm thay đổi hiện trạng hay sự xung cấp của các HCV. Thông thường, các ảnh hưởng chủ yếu là do con người tạo ra. Các mi đe dọa này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc xác định rõ các ảnh hưởng sẽ giúp xây dựng kế hoạch quản lý các HCV một cách hiệu quả.

3. Xây dựng chiến lược quản lý và giám sát các HCV

Xây dựng kế hoạch quản lý và giám sát chi tiết các HCV. Kế hoạch này cần đưa ra được các biện pháp cn thiết và cách thức triển khai, bao gồm:

- Bảo vệ khu vực thông quan, thiết lập khu dự trữ, vùng đệm, xác định ranh giới và kiểm soát các hoạt động làm mất đi các HCV (ví dụ: săn bắn các loài thú hiếm);

- Điều chỉnh quản lý: Mối đe dọa đối với các HCV cần được nhận biết và ghi chép lại. Việc phân tích cần làm rõ toàn bộ các tác động để lên kế hoạch hạn chế;

- Phục hồi: được thực hiện ở những khu vực nhất định nhằm khôi phục các chức năng sinh thái và văn hóa quan trọng của rừng.

4. Lồng ghép quản lý và giám sát HCV vào kế hoạch quản lý chung

Đthực hiện thành công và hiệu quả, kế hoạch quản lý các HCV cần được lồng ghép với các kế hoạch quản lý rừng chung của chủ rừng. Đối với các chủ rừng đang hướng tới chứng chỉ quản lý rừng bn vững, việc mô tả các hoạt động quản lý nhằm duy trì và tăng cường chúng phải được công khai đưa vào phương án.

5. Đào tạo và tập huấn

Nhằm hỗ trợ việc triển khai hiệu quả các chiến lược quản lý mới, cán bộ lâm nghiệp và các bên liên quan cần được đào tạo và tập huấn về HCV. Nội dung tập huấn, bao gồm: các giá trị HCV hiện có của đơn vị, tầm quan trọng, hướng dẫn cách lập kế hoạch, các biện pháp bảo tồn và các nội dung khác có liên quan./.

 

PHỤ LỤC V

CÁCH TÍNH SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC RỪNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28
/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đối với rừng tự nhiên

Xác định sản lượng gỗ khai thác, theo một trong hai phương pháp sau:

a) Phương pháp thứ nhất: theo tăng trưởng trữ lượng rừng, áp dụng công thức:

L = Mt.Ztb . R .K

Trong đó:

L: sản lượng khai thác hàng năm (m3).

Mt: tổng trữ lượng các loại rừng đưa vào khai thác (m3).

Ztb: suất tăng trưởng bình quân năm (%): căn cứ vào các công trình nghiên cứu về tăng trưởng tại địa phương đ xác định đi với từng loại rừng. Trường hợp chưa có nghiên cứu thì sử dụng suất tăng trưởng bình quân cho các loại rừng gỗ như sau: rừng rất giàu và rừng giàu từ 2,2 - 2,6%; rừng trung bình từ 2,6 - 2,9%; rừng nghèo từ 3,1 - 3,7%. Riêng đối với rừng khộp suất tăng trưởng từ 1,5 - 1,7%.

R: tỷ lệ lợi dụng gỗ (%): theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên.

K: hệ số tiếp cận (%): được xác định trong khoảng 0,7 ÷ 0,8.

b) Phương pháp thứ hai: theo diện tích khai thác, áp dụng công thức:

Trong đó:

L: sản lượng khai thác hàng năm (m3).

Skt: tổng diện tích rừng đưa vào khai thác trong 1 luân kỳ (ha), bao gồm: diện tích rừng rất giàu, rừng giàu và rừng trung bình.

Mkt: trữ lượng bình quân của diện tích rừng đủ tiêu chuẩn khai thác (m3/ha).

Ckt: cường độ khai thác bình quân (%).

R: tỷ lệ lợi dụng gỗ (%): theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên.

K: hệ số tiếp cận (%): tùy theo địa hình được xác định từ 0,7 ÷ 0,8.

T: luân kỳ khai thác (năm): thông thường khoảng 35 năm.

2. Đối với rừng trồng

Tính toán diện tích, sản lượng khai thác hàng năm, như sau:

a) Diện tích khai thác:

Tính theo công thức Si = S/R (ha), trong đó:

Si là diện tích khai thác hàng năm (ha);

S là tổng diện tích rừng trồng có trong chu kỳ khai thác (ha);

R: thời gian của một chu kỳ khai thác (năm).

b) Sản lượng khai thác:

Tính theo công thức: LT - ST x RT, trong đó:

LT: sản lượng khai thác (m3),

ST: trữ lượng rừng trồng đưa vào khai thác (m3),

RT: tỷ lệ lợi dụng gỗ rừng trồng (%), được xác định theo thực tế của địa phương./.

 

PHỤ LỤC VI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CƠ QUAN QUẢN LÝ
CP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ TRÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /TTr-

....., ngày    tháng    năm 20....

 

TỜ TRÌNH

V/v Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

Kính gửi: ....................(1).....................

Căn cứ Thông tư số    /2018/TT-BNNPTNT ngày    /    /2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững, đề nghị ......(1).............. xem xét, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững đi với rừng ……….. như sau:

1. Tên chủ rừng:

2. Địa chỉ:

3. Hiện trạng tài nguyên rừng, đất đai và kết quả quản lý bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, hiệu quả sản xuất kinh doanh của chủ rừng (nêu tóm tt nội dung).

4. Mục tiêu Phương án: (nêu tóm tắt các mục tiêu).

5. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, công tác quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, sản xuất, kinh doanh (nêu tóm tắt nội dung).

6. Kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, bảo tồn, sản xuất, kinh doanh; nhu cầu, nguồn vốn đầu tư; hiệu quả của phương án (nêu tóm tắt nội dung).

7. Giải pháp và tổ chức thực hiện Phương án (nêu tóm tắt nội dung).

(có phương án quản lý rừng bền vững và bản đồ kèm theo)

Kính trình ......(1)........... xem xét, phê duyệt phương án./.

 

Nơi nhận:

Chủ rừng
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) cơ quan tiếp nhận, phê duyệt phương án của chủ rừng.

 

PHỤ LỤC VII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Mẫu số 01

Thống kê dân sinh, kinh tế - xã hội

Mẫu số 02

Hiện trạng các công trình hạ tầng về giao thông

Mẫu số 03

Thống kê hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng theo đơn vị hành chính cấp xã

Mẫu số 04

Thống kê hiện trạng rừng năm 20...

Mẫu số 05

Thống kê trữ lượng các loại rừng năm 20...

Mẫu số 06

Danh mục các loài thực vật rừng chủ yếu

Mẫu số 07

Danh mục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Mẫu số 08

Danh mục các loài động vật rừng chủ yếu

Mẫu số 09

Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Mẫu số 10

Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 20..- 20...

Mẫu số 11

Tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 20..- 20...

Mẫu số 12

Tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản giai đoạn 20..- 20...

Mẫu số 13

Tổng hợp kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 20..- 20...

Mẫu số 14

Kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng

 


Mẫu số 01. THỐNG KÊ DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI

(thống kê các xã liên quan đến lâm phận của chủ rừng đến 31/12/20...)

Tên chủ rừng: .............................................................................................................

STT

Đơn vị hành chính

Tổng số hộ

Nhân khẩu

Lao động

Diện tích canh tác bình quân (ha/hộ)

Thu nhập bình quân (1000 đồng/h)

Tổng

Kinh

DT khác

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Tổng

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

1

A:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

B:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày... tháng... năm……
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 


Mẫu số 02. HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG VỀ GIAO THÔNG

Tên chủ rừng: .......................................

STT

Loại đường

Tên tuyến đường

Số hiệu tuyến (nếu có)

Cấp đường

Chiều dài (km)

Mô tả đánh giá

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

Liên xã

 

 

 

 

 

2

Liên huyện

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Quốc lộ

 

 

 

 

 

Tng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày... tháng... năm…….
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 


Mẫu số 03: THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CHỦ RỪNG THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

ến ngày 31/12/20....)

Tên chủ rừng: ...............................................

Đơn vị tính: ha

Thứ tự

LOẠI ĐT

Tổng diện tích đất của chủ rừng

Hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng theo đơn vị hành chính cấp xã

Xã A

Xã B

C

D

Xã Đ

....

....

....

....

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)=(5)+....+(13)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

I

Tổng diện tích đất ca chủ rừng quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đất nông nghiệp

NNP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Đất lâm nghip

LNP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.3

Đất rừng đc dng

RDD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Đất làm muối

LMU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Đất ở

OCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Đất ti nông thôn

ONT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2

Đất ở ti đô th

ODT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.3

Đất an ninh

CAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.4

Đt xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.6

Đt có mục đích công cộng.

CCC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà ha táng

NTD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đất chưa sử dụng

CSD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đt có mt nưc ven biển (quan sát)

MVB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản

MVT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đt mặt nước ven bin có rừng

MVR

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác

MVK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..., ngày... tháng.... năm .......
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng du)

 

Mẫu số 04. THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG RỪNG NĂM 20....

Tên chủ rừng: .......................................

Đơn vị tính: ha

TT

Phân loại rừng

Tổng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Ghi chú

Cộng

Vườn quốc gia

Khu dự trữ thiên nhiên

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Khu bảo vệ cảnh quan

Khu NC, TNKH,  vườn TVQG, rừng giống QG

Cộng

Đầu nguồn

Rừng bảo vệ nguồn nước

Rừng phòng hộ biên giới

Rừng chắn gió, chắn cát

Rừng chắn sóng, lấn biển

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

I

RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GC HÌNH THÀNH

1100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Rừng t nhiên

1110

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng nguyên sinh

1111

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng thứ sinh

1112

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Rừng trồng

1120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trng mới trên đất chưa có rừng

1121

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có

1122

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác

1123

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIN LP ĐA

1200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Rừng trên núi đất

1210

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Rừng trên núi đá

1220

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Rừng trên đất ngp nước

1230

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rng ngp mn

1231

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng trên đất phèn

1232

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng ngp nước ngt

1233

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Rừng trên cát

1240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY

1300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Rừng gỗ t nhiên

1310

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá

1311

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá

1312

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng gỗ lá kim

1313

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim

1313

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Rừng tre nứa

1320

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nứa

1321

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vầu

1322

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tre/luồng

1323

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lồ ô

1324

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các loài khác

1325

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Rừng hn giao gỗ và tre nứa

1330

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gỗ là chính

1331

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tre nứa là chính

1332

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Rừng cau dừa

1340

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

RỪNG G T NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG

1400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Rừng giàu

1410

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Rừng trung bình

1420

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Rừng nghèo

1430

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Rừng nghèo kit

1440

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Rừng chưa có trữ lưng

1450

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG

2000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích trồng chưa thành rừng

2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Diện tích khoanh nuôi tái sinh

2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Diện tích khác

2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...,ngày... tháng.... năm ...
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 05. THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG NĂM 20....

Tên chủ rng: ...........................................

Đơn vị tính: (gỗ: m3/ha; tre, nứa: 1000 cây/ha)

TT

Phân loại rừng

Tổng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Ghi chú

Cộng

Vườn quốc gia

Khu dự trữ thiên nhiên

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

Khu bảo vệ cảnh quan

Khu NC, TNKH, vườn TVQG ,rừng giống QG

Cộng

Đầu nguồn

Rừng bảo vệ nguồn nước

Rừng phòng hộ biên giới

Rừng chắn gió, chắn cát

Rừng chắn sóng, lấn biển

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(15)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

I

RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH

1100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Rừng t nhiên

1110

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng nguyên sinh

1111

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng thứ sinh

1112

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Rừng trồng

1120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trồng mới trên đất chưa có rừng

1121

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trồng lại sau khi khai thác rng trồng đã có

1122

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác

1123

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

RNG PHÂN THEO ĐIỀU KIN LP ĐA

1200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Rừng trên núi đất

1210

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Rừng trên núi đá

1220

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Rừng trên đất ngp nước

1230

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng ngp mn

1231

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng trên đất phèn

1232

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng ngp nước ngt

1233

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Rừng trên cát

1240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY

1300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Rừng gỗ t nhiên

1310

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá

1311

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá

1312

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng gỗ lá kim

1313

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim

1313

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Rừng tre na

1320

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Na

1321

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vầu

1322

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tre/lung

1323

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lồ ô

1324

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các loài khác

1325

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Rừng hỗn giao g và tre na

1330

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gỗ là chính

1331

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tre na là chính

1332

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Rừng cau dừa

1340

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG

1400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Rừng giàu

1410

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Rừng trung bình

1420

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Rừng nghèo

1430

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Rừng nghèo kiệt

1440

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Rừng chưa có trữ lượng

1450

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...,ngày ... tháng .... năm...
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng du)

 


Mẫu số 06. DANH MỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG CHỦ YẾU

Tên chủ rừng: .....................................

TT

Họ

Loài

Ghi chú

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...,ngày ... tháng .... năm...
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng du)

 

Mẫu số 07. DANH MỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

Tên chủ rừng: ............................

TT

Tên khoa học loài cây

Tên Việt Nam

Địa điểm phân bổ

Theo quy định của:

IUCN

SĐVN

NĐCP

CITES

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...,ngày ... tháng .... năm...
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng du)

 

Mẫu số 08. DANH MỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT RỪNG CHỦ YẾU

Tên chủ rừng: ...........................................

TT

Họ

Loài

Ghi chú

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

1

 

 

 

 

Ví dụ: ít, trung bình, nhiều.

2

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...,ngày ... tháng .... năm...
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng du)

 

Mẫu số 09. DANH MỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

Tên chủ rừng: ..............................................

TT

Tên khoa học loài động vật rừng

Tên Việt Nam

Địa điểm phân bố

Theo quy định của:

IUCN

SĐVN

NĐCP

CITES

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...,ngày ... tháng .... năm...
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng du)

Ghi chú: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam; NĐCP: Nghị định của Chính phủ

 


Mẫu số 10. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 20..- 20...

Tên chủ rừng: ..............................................

Đơn vị tính: ha

Thứ tự

LOẠI ĐẤT

Hiện trạng tổng diện tích đất của chủ rừng năm 201...

Tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất 5 năm của chủ rừng giai đoạn 201..-202..

Giai đoạn 201...- 202..

Ghi chú

 

 

 

 

Năm ....

Năm ....

Năm ....

Năm ....

Năm ....

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I

Tổng diện tích đất của chủ rừng qun lý

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đất nông nghiệp

NNP

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

 

 

 

 

 

 

 

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

 

 

 

 

 

 

 

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Đất làm muối

LMU

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

 

 

 

 

 

 

 

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Đất ở

OCT

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2

Đất ở ti đô th

ODT

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

 

 

 

 

 

 

 

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

 

 

 

 

 

 

 

2.2.3

Đất an ninh

CAN

 

 

 

 

 

 

 

2.2.4

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

 

 

 

 

 

 

 

2.2.5

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

 

 

 

 

 

 

 

2.2.6

Đất có mục đích công cộng

CCC

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

 

 

 

 

 

 

 

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

 

 

 

 

 

 

 

2.7

Đt có mặt nước chuyên dùng

MNC

 

 

 

 

 

 

 

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

 

 

 

 

 

 

 

3

Đất chưa sử dụng

CSD

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đất bng chưa sử dụng

BCS

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

 

 

 

 

 

 

 

II

Đất có mặt nước ven biển (quan sát)

MVB

 

 

 

 

 

 

 

1

Đất mặt nước ven biển nuôi trng thủy sản

MVT

 

 

 

 

 

 

 

2

Đất mặt nước ven bin có rừng

MVR

 

 

 

 

 

 

 

3

Đất mặt nước ven bin có mục đích khác

MVK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...,ngày ... tháng .... năm...
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng du)

 

Mẫu số 11. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 20..- 20...

Tên chủ rừng: ..............................................................

Đơn vị tính: ha

 

HẠNG MỤC

Tổng cộng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Ghi chú

Cng

Năm...

...

....

Cộng

Năm...

...

....

Cộng

Năm...

...

....

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

I

BẢO VỆ RỪNG HIỆN CÓ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Bảo vệ rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bảo vệ rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

PHÁT TRIN RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Khoanh nuôi rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khoanh nuôi rừng có trồng bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Làm giàu rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Trồng rừng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Trồng lại rừng sau khai thác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Chăm sóc rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Chăm sóc rừng trồng năm 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Chăm sóc rng trồng năm 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Chăm sóc rừng trồng năm 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

CP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BN VỮNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Rừng tự nhiên (ha)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Rừng trồng (ha)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...,ngày ... tháng .... năm...
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng du)

 

Mẫu số 12. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KHAI THÁC LÂM SẢN GIAI ĐOẠN 20..- 20...

Tên chủ rừng: ..................................................

Đơn vị tính: m3; 1000 cây, tấn

 

HẠNG MỤC

Tổng cộng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Ghi

chú

Cộng

Năm..

....

....

Cng

Năm...

...

....

Cộng

Năm...

...

....

(1)

(2)

 

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

I

KHAI THÁC RỪNG TNHIÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Khai thác chính

 

Không áp dụng

Không áp dụng

Chưa áp dụng

 

 

- Diện tích (ha)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản lưng (m3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khai thác tn thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Khai thác tn dng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

KHAI THÁC RỪNG TRNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Khai thác rừng trồng

 

Ch áp dụng rừng trồng thực nghiệm, nghiên cứu khoa học

Theo quy chế quản lý rừng (% diện tích được khai thác)

 

 

 

 

 

 

- Diện tích (ha)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản lưng (m3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khai tác tn thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Khai tác tận dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

KHAI THÁC LÂM SẢN NGOÀI GỖ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tre, nứa, vầu, lồ ô...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích (ha)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản lượng (1.000 cây)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Song, mây (Tấn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nha thông (Tấn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..., ngày... tháng.... năm....
Chủ rừng

 

Mẫu số 13. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 20..- 20...

Tên chủ rừng: ............................

Đơn vị tính: m2; trạm, km, cái

 

HẠNG MỤC

Tổng cng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Ghi chú

Cộng

Năm

...

....

Cộng

Năm

...

....

Cộng

Năm

...

....

(1)

(2)

 

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

1

Chòi canh lửa rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lưng (chòi)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Sửa chữa, cải to nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lưng (chòi)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trm bảo v rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Xây dng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lưng (Trm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Sửa chữa, cải to nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lưng (Trm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích (m2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đường ranh cản lửa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Băng trắng (km)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tu bổ, nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Băng xanh (km)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tu bổ, nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 Xây dựng mới (cái)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Sửa chữa, cải tạo nâng cấp (cái)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Đường lâm nghiệp, vận xuất, vận chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xây dựng mới (km)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sửa chữa, nâng cấp (km)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Nhà làm việc (m2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sửa chữa, nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Nhiệm v khác ......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...,ngày ... tháng .... năm...
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng du)


Mẫu số 14. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHỦ RỪNG

Tên chủ rừng: ..................................................

(áp dụng đối với chủ rừng là tập đoàn, tổng công ty, công ty, hợp tác xã hoạt động theo Luật Doanh nghiệp)

Đơn vị tính: nghìn đng

Chỉ tiêu

Năm 20..

Năm 20..

Năm 20...

Trung bình 3 năm

1

2

3

4

5

 

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

 

 

 

 

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

 

 

 

 

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)

10

 

 

 

 

4. Giá vốn hàng bán

11

 

 

 

 

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)

20

 

 

 

 

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

 

 

 

 

7. Chi phí tài chính

22

 

 

 

 

- Trong đó: Chi phí lãi vay

23

 

 

 

 

8. Chi phí bán hàng

24

 

 

 

 

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

 

 

 

 

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

30

 

 

 

 

{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}

11. Thu nhập khác

31

 

 

 

 

12. Chi phí khác

32

 

 

 

 

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)

40

 

 

 

 

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

50

 

 

 

 

(50 = 30 + 40)

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

51

 

 

 

 

16. Chi phí thuế TNDN hoàn lại

52

 

 

 

 

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

60

 

 

 

 

(60 = 50 - 51 - 52)

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

70

 

 

 

 

 

 

...,ngày ... tháng .... năm...
Chủ rừng
(Ký, họ tên, đóng du)

Ghi chú: (*) Chỉ tiêu này ch áp dụng đối với chủ rừng là công ty cổ phần.

 

PHỤ LỤC VIII
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

(áp dụng đối với chủ rừng)

Đơn vị báo cáo:

Ngày báo cáo:

I. KT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU QUẢN LÝ RỪNG BN VỮNG

STT

Chi tiết

Kế hoạch

Kết quả/ tỷ lệ đạt/ đánh giá

I

Hiệu quả môi trường

 

 

1

Tổng diện tích rừng được quản lý (ha)

 

 

-

Diện tích rừng tự nhiên

 

 

-

Diện tích rừng trồng

 

 

2

Độ che phủ rừng (%)

 

 

3

Bảo tồn đa dạng sinh học

 

 

-

Số loài thực vật rừng

 

 

-

Số loài động vật rừng

 

 

4

Diện tích khu rừng có giá trị bảo tồn cao (ha)

 

 

5

Phòng chống xói mòn, sạt lở đất (ha)

 

 

6

Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật

 

 

7

Thu gom, xử lý rác thải

 

 

...

.......................

 

 

II

Hiệu quả xã hội

 

 

1

Lao động có việc làm và có thu nhập ổn định

 

 

2

Số hộ gia đình được nhận khoán bảo vệ rừng, trồng rừng

 

 

3

Giá trị lâm sản ngoài gỗ người dân được hưởng lợi

 

 

-

Gỗ làm nhà, làm đồ gia dụng

 

 

-

Lâm sản ngoài gỗ tre nứa

 

 

-

...

 

 

4

Phúc lợi xã hội được xây dựng, hoặc sửa chữa, nâng cấp

 

 

-

Trạm y tế

 

 

-

Trường mẫu giáo/nhà trẻ

 

 

-

Nhà sinh hoạt cộng đồng

 

 

...

 

 

III

Hiệu quả kinh tế

 

 

1

Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng

 

 

2

Khối lượng sản phẩm gỗ chế biến (chủ rừng sản xuất)

 

 

3

Khối lượng khai thác lâm sản ngoài gỗ (chủ rừng sản xuất)

 

 

4

Tiền dịch vụ môi trường rừng được chi trả

 

 

5

Doanh thu và lợi nhuận (chủ rừng sản xuất)

 

 

...

...............................

 

 

II. KT QUẢ THỰC HIỆN K HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG BN VỮNG THEO TIÊU CHÍ QUN LÝ RỪNG BN VỮNG

STT

Nội dung

Kế hoạch

Kết quả/ tỷ lệ đạt/ đánh giá

1

Thực hiện kế hoạch quản lý bảo vệ rừng

 

 

-

Kế hoạch bảo vệ rừng

 

 

-

Kế hoạch khoanh nuôi rừng

 

 

-

Kế hoạch nuôi dưỡng rừng

 

 

-

Kế hoạch làm giàu rừng

 

 

-

Kế hoạch trồng rừng

 

 

-

Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng

 

 

-

Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ

 

 

-

Kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp (rừng phòng hộ, rừng sản xuất)

 

 

-

Kế hoạch chế biến, tiêu thụ gỗ, sản phẩm gỗ (chủ rừng sản xuất)

 

 

-

Kế hoạch hạ tầng giao thông.

 

 

-

Kế hoạch cung cấp dịch vụ môi trường rừng

 

 

-

....

 

 

2

Thực hiện quy chế khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ

 

 

3

Thực hiện quy trình, quy phạm khai thác (phù hợp với chủ rừng)

 

 

-

Xây dựng đường; bãi gỗ

 

 

-

Quản lý các vùng rừng có giá trị bảo tồn cao

 

 

-

Gốc chặt đúng tiêu chuẩn

 

 

-

Khai thác đúng cây bài chặt

 

 

-

S lượng cây đổ gãy

 

 

-

Vệ sinh rừng sau khai thác

 

 

-

...

 

 

4

Sản lượng khai thác rừng trồng so với kế hoạch

 

 

5

Chuyển đổi giữa các loại rừng và chuyển sang mục đích khác

 

 

6

Sử dụng các chế phẩm sinh học

 

 

7

Hóa chất sử dụng trong quản lý bảo vệ rừng

 

 

8

Tăng trưởng, tái sinh rừng

 

 

9

Những thay đổi của hệ động, thực vật rừng

 

 

10

Những tác động môi trường và xã hội của hoạt động lâm nghiệp

 

 

11

.....................

 

 

 

...

 

 

 

Đánh giá chung

 

 

 

 

...,ngày ... tháng .... năm...
Chủ rừng
(Ký, ghi rõ họ, tên đóng du)

 

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 28/2018/TT-BNNPTNT

Hanoi, November 16, 2018

 

CIRCULAR

SUSTAINABLE FOREST MANAGEMENT

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Forestry dated November 15, 2017;

At the request of the Director General of the Vietnam Administration of Forestry;

The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates a Circular on sustainable forest management.

Chapter I

GENERAL

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular elaborates contents of sustainable forest management plans (hereinafter referred to as “SFMPs”); procedures for preparing and approving SFMPs; SFM criteria, principles and indicators and SFM certificates.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to organizations and forest owners involved in preparation, approval and implementation of SFMPs, SFM criteria, principles and indicators and SFM certificates.

Article 3. Preparing, implementing and adjusting SFMPs

1. Every forest owner shall prepare and implement SFMP as prescribed in Clause 1 Article 27 of the Law on Forestry.

2. The forest owner may prepare SFMP or hire a consultancy unit to do so.

3. An SFMP shall be implemented within 10 years from the date on which it is approved. If the adjustment to forest area or forestry land by a competent authority affects intended purposes of a forest or an investor wishes to the management, production and business plan, the investor shall adjust the SFMP and request the competent authority to approve adjustments.

Article 4.Documents and maps serving preparation of SFMPs

1. Documents and maps serving preparation of SFMPs shall be of legal origins and remain effective.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Types and scales of maps serving preparation of SFMPs:

a) Types of maps: forest status map (according to TCVN 11565:2016); current land use map (according to regulations laid down by the Ministry of Natural Resources and Environment);

b) Scales of maps:  1/5.000 or 1/10.000 or 1/25.000 or 1/50.000 using VN 2000 reference system. The investor shall select a map scale that corresponds to forest area.

Chapter II

CONTENTS OF SFMPs

Article 5. Contents of an SFMP tailored for special-use forests

1. Assessing natural and socio-economic conditions, national defense and security; current status of forest ecosystems, biodiversity, historical and cultural sites/monuments, landscapes:

a) Assessing current use of land, status of forests, forest ecosystems, biodiversity, historical and cultural sites/monuments and landscapes within forests; assessing natural conditions in terms of geography, terrain, weather, hydrography, soil, society and economy according to the provided statistics;

b) Consolidation of population characteristics, workers, ethnic groups, per capital income (Form No. 01 in the Appendix VII hereof);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Assessing current use of land by forest owners according to the statistics provided by the commune authorities in the year preceding the year in which the SFMP is prepared (Form No. 03 in the Appendix VII hereof);

dd) Consolidating and assessing forest status and forest reserves according to the results of surveys, inventories and monitoring of forest transitions (Forms No. 04 and No. 05 in the Appendix VII hereof);

e) Assessing main forest plant and animal species diversity; determining whether forest plant and animal species are endangered, precious or rare, endemic species and their habitat; determining degraded forest ecosystems that need to be protected, landscape areas that need to be protected and consolidation of list of forest plants and animals (Forms No. 06, 07, 08 and 09 in the Appendix VII hereof).

2. Determining objectives and scope of SFM during the period when the plan is implemented:

a) Regarding environment: determining total area of forests under protection, forest cover, area of degraded forests that need to be rehabilitated; ecosystems, biodiversity, endangered, precious and rare forest plant and animal species and endemic species under protection; developing and conserving indigenous tree species; reducing the number of forest fires and violations against the law on forestry;

b) Regarding society: providing employment and raising income of workers; stabilizing livelihoods of people living in buffer zones; raising awareness of SFM; gradually improving infrastructure system;

c) Regarding economy: determining sustainable finance obtained from payments for forest environmental services, ecotourism, leisure activities, recreation, forest environment lease, fees and charges; production of wood from planted forests serving scientific research or experiment purposes, non-wood forest products and forest carbon stocks.

3. Determining areas of degraded forests that need to be rehabilitated and conserved in dedicated areas:

a) Area of degraded forests that need to be rehabilitated and conserved, including poor natural forests, extremely poor natural forests and non-stock forests;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Management, protection, conservation, development and use of forests:

a) Consolidating land use plans of forest owners from land use plans of communes (Form No. 10 in the Appendix VII hereof);

b) Preparing plans for forest and forest ecosystem management and protection according to Article 37 of the Law on Forestry and Forest management regulation and consolidating forest protection plans (Form No. 11 in the Appendix VII hereof);

c) Preparing plans for biodiversity conservation and protection of endangered, precious and rare forest plant and animal species and endemic species according to Article 38 of the Law on Forestry and Forest management regulation and determining high conservation value forests according to the Appendix IV hereof;

d) Preparing a forest fire prevention and control plan according to Article 39 of the Law on Forestry and Forest management regulation;

dd) Preparing a plan for prevention and elimination of organisms harmful to forests according to Article 40 of the Law on Forestry and Forest management regulation; adopting a procedure for using chemicals and agrochemicals and determining high conservation value forests in a manner that ensures environmental safety;

e) Preparing a forest development plan: determining locations, area and species of plants; determining silvicultural measures and special-use forest development measures according to Articles 45 and 46 of the Law on Forestry and Forest management regulation of the Ministry of Agriculture and Rural Development on silvicultural measures; consolidating forest development plans using the Form No. 11 in the Appendix VII hereof;

g) Preparing a scientific research, training and practice plan according to Clause 1 Article 53 of the Law on Forestry and Forest management regulation;

h) Preparing an ecotourism, leisure and recreation development plan that unlocks potential of a forest according to Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 53 of the Law on Forestry and Forest management regulation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) Preparing plans to build and maintain infrastructures serving forest protection and development according to Article 51 of the Law on Forestry and Forest management regulation and consolidate them according to the Form No. 13 in the Appendix VII hereof;

l) Preparing plans to assist residential communities and locals in cultivars, techniques and training in forest protection and development, SFM and infrastructure management;

m) Preparing a plan to disseminate laws on forest protection and development and SFM;

n) Preparing a plan for payment for forest environmental services and forest environment lease;

o) Preparing a plan to assign local households, individuals and residential communities to protect and develop forests under a contract in accordance with the State’s applicable regulations;

e) Monitoring forest transitions according to Article 35 of the Law on Forestry and regulations laid down by the Ministry of Agriculture and Rural on monitoring of forest transitions.

5. Solutions for implementing the SFMP:

a) Organization and personnel solution;

b) Solution for cooperating with related parties;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Solution for raising capital investment;

dd) Other solutions.

6. Organizing implementation of the SFMP:

a) Assigning tasks;

b) Carrying out inspection and supervision.

7. Form of the SFMP of a forest owner that is a forest management organization is provided in the Appendix II hereof.

Article 6. Contents of an SFMP tailored for protection forests

1. Assessing natural and socio-economic conditions, national defense and security; current status of forest resources and biodiversity according to Clause 1 Article 5 hereof.

2. Determining objectives and scope of SFM during the period when the plan is implemented:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Regarding society: providing employment and raising income of workers; stabilizing livelihoods of people living in buffer zones; raising awareness of SFM; gradually improving infrastructure system;

c) Regarding economy: determining sustainable finance obtained from payments for forest environmental services, ecotourism, leisure activities, recreation, forest environment lease, fees and charges; production of wood from sanitation harvesting and salvage collection, wood from planted forests, non-wood forest products and forest carbon stocks.

3. Determining protective functions of forests according to the criteria for determining protection forests set forth in the Forest management regulation in a manner appropriate to the allocated forest area.

4. Determining plans for management, protection, development and use of forests:

a) Consolidating land use plans of forest owners; preparing a plan for forest and ecosystem protection; for biodiversity conservation and forest plant and animal species protection; for forest fire prevention and control; for prevention and elimination of organisms harmful to forests according to Points a, b, c, d and dd Clause 4 Article 5 hereof;

b) Preparing a forest development plan: determining locations and area, and selecting plant species; determining silvicultural measures and special-use forest development measures according to Articles 45 and 47 of the Law on Forestry and Forest management regulation of the Ministry of Agriculture and Rural Development on silvicultural measures; consolidating forest development plans using the Form No. 11 in the Appendix VII hereof;

c) Preparing a forest product harvesting plan: determining area, types, production and locations of forest products according to Articles 55 of the Law on Forestry and Forest management regulation of the Ministry of Agriculture and Rural Development on harvesting of forest products. Production of wood from forests shall be calculated as prescribed in the Appendix V and forest product harvesting plans shall be consolidated using the Form No. 12 in the Appendix VII hereof;

d) Preparing a scientific research, training and practice plan according to Clause 1 Article 56 of the Law on Forestry and Forest management regulation;

dd) Preparing an ecotourism, leisure and recreation development plan that unlocks potential of a forest according to Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 56 of the Law on Forestry and Forest management regulation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Prepare a plan to build and maintain infrastructures; to provide services to residential communities; to pay for forest environmental services and forest environment lease; to disseminate laws; to assign local households, individuals and residential communities to protect and develop forests under a contract; to monitor forest transitions according to Points k, l, m, n, o and p Clause 4 Article 5 hereof.

5. Solutions for implementing the plan and implementary organization shall comply with Clauses 5 and 6 Article 5 hereof.

6. Form of the SFMP of a forest owner that is a protection forest management organization is provided in the Appendix II hereof.

Article 7. Contents of an SFMP tailored for production forests

1. Assessing natural and socio-economic conditions; current status of forest resources; business performance; assessing markets affecting activities of forest owners;

a) Assessing natural and socio-economic conditions; current status of forest resources and biodiversity according to Clause 1 Article 5 hereof;

b) Assessing business performance of a forest owner in 03 consecutive years preceding the year in which the SFMP is prepared using the Form No. 14 in the Appendix VII hereof;

c) Assessing domestic wood and wood product consumption markets that affect activities of forest owners; forecasting market impacts on business performance, forest products processing and trade; capability to promote cooperation in production.

2. Determining objectives and scope of SFM during the period when the plan is implemented:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Regarding environment: determining total area of forests under protection, forest cover; conserving biodiversity, protecting endangered, precious and rare forest plant and animal species; reducing the number of forest fires and violations against the law on forestry; area of forests issued with SFM certificates;

c) Regarding society: providing employment and raising income of workers; providing training and raising awareness of protection, development and use of forests and SFM; gradually improving infrastructure system.

3. Determining plans for management, protection, development and use of forests and forest products trade:

a) Consolidating land use plans of forest owners; preparing a plan for forest and ecosystem protection plan; for biodiversity conservation and forest plant and animal species protection; for forest fire prevention and control plan; for prevention and elimination of organisms harmful to forests according to Points a, b, c, d and dd Clause 4 Article 5 hereof;

b) Classifying forest functions by high conservation value forests according to the Appendix IV hereof;

c) Preparing a forest development plan: determining locations, area and plant species; determining silvicultural measures and production forest development measures according to Articles 45 and 48 of the Law on Forestry and Forest management regulation of the Ministry of Agriculture and Rural Development on silvicultural measures; consolidating forest development plans using the Form No. 11 in the Appendix VII hereof;

d) Preparing a forest product harvesting plan: determining area, types, production and locations of forest products according to Articles 58 and 59 of the Law on Forestry and Forest management regulation of the Ministry of Agriculture and Rural Development on harvesting of forest products. Production of wood harvested from forests shall be calculated as prescribed in the Appendix V and forest product harvesting plans shall be consolidated using the Form No. 12 in the Appendix VII hereof;

dd) Preparing a scientific research, training and practice; an ecotourism, leisure and recreation development plan that unlocks potential of a forest according to Clauses 3, 4 and 5 Article 60 of the Law on Forestry and Forest management regulation;

e) Preparing a combined forestry-agriculture-fishery production plan according to Clauses 1 and 2 Article 60 of the Law on Forestry and Forest management regulation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Preparing a plan to issue SFM certificates appropriate to intended purposes of forests;

i) Preparing a forest products processing and trade plan: determining locations, scale of factories, technologies, machinery, equipment, raw material sources, types of products, markets and sources of investment.

4. Solutions for implementing the plan and implementary organization shall comply with Clauses 5 and 6 Article 5 hereof.

5. Form of the SFMP of a forest owner that is a production forest management organization is provided in the Appendix II hereof.

Article 8. Contents of an SFMP tailored for households, individuals, residential communities and smallholder groups

Households, individuals and residential communities or households and individuals consolidated into a smallholder group shall voluntarily prepare and organize the implementation of SFMPs as prescribed in the Appendix III hereof.

Article 9. Contents of an SFMP tailored for forest owners managing more than two forest types

1. Every owner managing more than two forest types shall tailor one SFMP for forest types.

2. Contents of the SFMP are specified in this Circular. Form of the SFMP of a forest owner is provided in the Appendix II hereof if the owner is an organization and in the Appendix III hereof if the owner is a household, individual or residential community or households and individuals consolidated into a smallholder group.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PROCEDURES FOR PREPARING AND APPROVING SFMPs

Article 10. Procedures for preparing an SFMP

1. The forest owner shall make an outline and estimate to serve preparation of an SFMP.

2. Review and assess current documents and maps.

3. Conduct an investigation and collect additional documents and maps.

4. Prepare an SFMP.

Article 11. Approving an SFMP of the forest owner that is a special-use forest management organization affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development

1. The authority that has the power to approve the SFMP is the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. An application for approval for an SFMP includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The SFMP, which is made using the Appendix II hereof;

c) Maps specified in Clause 3 Article 4 hereof.

3. The forest owner shall submit the application in person or by post or through public postal services or online.

4. Procedures:

a) The forest owner shall submit 01 application as specified in Clauses 2 and 3 of this Article to the Vietnam Administration of Forestry. If the application is unsatisfactory, within 01 working day from the receipt of the application, the Vietnam Administration of Forestry shall instruct the forest owner in person or in writing to complete the application;

b) Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application, the Vietnam Administration of Forestry shall consider it and collect comments from relevant Departments and units about contents of the SFMP.

If the contents are satisfactory, the Vietnam Administration of Forestry shall submit the SFMP to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval.

If the contents are unsatisfactory, the Vietnam Administration of Forestry shall provide a written explanation to the forest owner that will complete the plan within 05 working days before submitting it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval;

c) Within 03 working days from the receipt of the application, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall approve the SFMP and return final result to the forest owner. In case of rejection, a written explanation shall be provided.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The forest owner that is a business entity self-investing in planting of production forests on the land leased out by the State; the forest owner that is a foreign-invested enterprise leased out land by the State to plant production forests shall approve and implement the SFMP itself.

2. The forest owner that is a household, individual or residential community or households and individuals consolidated into a smallholder group shall approve and implement the SFMP themselves.

Article 13. Approving the SFMP of an owner other than that specified in Article 11 and Clause 1 Article 12 of this Circular

1. The authority that has the power to approve the SFMP is the People’s Committee of a province.

2. An application for approval for an SFMP is provided in Clause 2 Article 11 hereof.

3. The application shall be submitted using the methods specified in Clause 3 Article 11 hereof.

4. Procedures:

a) The forest owner shall submit 01 application as specified in Clauses 2 and 3 of this Article to the Department of Agriculture and Rural Development. If the application is unsatisfactory, within 01 working day from the receipt of the application, the Department of Agriculture and Rural Development shall instruct the forest owner in person or in writing to complete the application;

b) Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application, the Department of Agriculture and Rural Development shall consider it and collect comments from the Department of Natural Resources and Development, Department of Finance, Department of Planning and Investment, Department of Industry and Trade about contents of the SFMP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the contents are unsatisfactory, the Department of Agriculture and Rural Development shall provide a written explanation to the forest owner that will complete the plan within 05 working days before submitting it to the People’s Committee of the province for approval.

c) Within 03 working days from the receipt of the application, the People’s Committee of the province shall approve the SFMP and return final result to the forest owner. In case of rejection, a written explanation shall be provided.

Chapter IV

SFM CRITERIA, PRINCIPLES AND INDICATORS AND SFM CERTIFICATES

Article 14. SFM criteria, principles and indicators

There are 07 principles, 34 criteria and 122 indicators for SFM. They are provided in Appendix I hereof.

Article 15. Types of SFM certificates

1. SFM certificates include:

a) SFM certificates issued by a Vietnam’s competent authority;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) SFM certificates issued by a Vietnam’s competent authority in cooperation with an international organization.

2. The SFM certificates specified in Clause 1 of this Article serve as the evidence confirming legal origin of wood.

Article 16. SFM certification organizations

1. SFM certification organizations include:

a) Vietnamese SFM certification organization;

b) International SFM certification organization;

c) SFM certification organization established by a Vietnam's competent authority in cooperation with an international organization;

2. An SFM certification organization shall operate as prescribed in the Government's Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 01, 2016.

Article 17. Issuance of SFM certificates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Regarding issuance of SFM certificates:

a) A forest owner shall be issued with an SFM certificate if the conditions set forth in Clause 2 Article 28 of the Law on Forestry are met;

b) The SFM certification shall be carried out under the guidance of the SFM certification organization.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 18. Responsibilities of regulatory authorities at all levels

1. The Vietnam Administration of Forestry shall:

a) request the Ministry of Agriculture and Rural Development to amend Vietnam’s SFM criteria, principles and indicators in harmony with international SFM standards.

b) provide training in and guidance on preparation and approval of SFMPs and issuance of SFM certificates nationwide;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The People’s Committee of a province shall:

a) direct the Department of Agriculture and Rural Development to instruct forest owners to prepare and implement SFMPs as prescribed in Clause 1 Article 27 of the Law on Forestry and regulations of this Circular;

b) direct the Department of Agriculture and Rural Development to submit SFMPs within its province in accordance with regulations of this Circular;

c) direct relevant authorities to provide capital and guidance on using funding for preparing SFMPs and issuing SFM certificates organizations, and perform SFM activities in accordance with regulations of law.

3. The Department of Agriculture and Rural Development shall:

a) instruct forest owners to prepare and implement SFMPs;

b) cooperate with relevant authorities in inspecting the preparation and implementation of SFMPs of forest owners;

c) before December 15, submit a report on preparation and implementation of SFMPs and issuance of SFM certificates within its province to the People’s Committee of the province and Ministry of Agriculture and Rural Development (via the Vietnam Administration of Forestry).

4. People’s Committees of districts shall direct People’s Committees of communes to instruct forest owners that are households, individuals and residential communities or households and individuals consolidated into a smallholder group to perform SFM activities and issue SFM certificates.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) instruct households and individuals that have forests and forestry land to consolidate each other into a smallholder group to prepare and implement SFMPs and issue SFM certificates;

b) supervise the performance of SFM activities by forest owners within its commune according to the approved SFMPs.

Article 19. Responsibilities of forest owners

1. Every forest owner shall prepare and submit an SFMP to a competent authority for approval or approve it itself/himself/herself and organize the implementation thereof in accordance with regulations of this Circular.

2. The forest investor shall itself/himself/herself supervise and inspect approved SFM activities.

3. Before December 15, the forest owner that is an organization shall submit a report on implementation of its SFMP to the Department of Agriculture and supervisory unit (if any) according to the Appendix VIII hereof.

Article 20. Responsibilities of SFM certification organizations

1. comply with Vietnam’s laws during its operation, assessment and issuance of SFM certificates.

2. take responsibility for quality and results of issuance of SFM certificates.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Transitional clause

Any forest owner that has an SFMP as prescribed in the Circular No. 38/2014/TT-BNNPTNT dated November 03, 2014 of the Ministry of Agriculture and Rural Development; any special-use forest owner that has a report on planning for conservation and sustainable development of special-use forests as prescribed in Clause 1 Article 2 of the Circular No. 78/2011/TT-BNNPTNT dated November 11, 2011 which is approved by a competent authority before the effective date of this Circular shall continue to perform SFM activities according to the approved plan or report.

Article 22. Effect

1. This Circular comes into force from 01 January, 2019.

2. The Circular No. 38/2014/TT-BNNPTNT dated November 03, 2014 of the Ministry of Agriculture and Rural Development is null and void from the effective date of this Circular.

3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Ha Cong Tuan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


56.030

DMCA.com Protection Status
IP: 5.255.231.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!