Để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Để vật tư, máy móc của công trình xây dựng trên đất của đường bộ gây cản trở giao thông là hành vi bị nghiêm cấm đúng không?
- Để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Cảnh sát giao thông có quyền phạt hành chính đối với hành vi để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông hay không?
Để vật tư, máy móc của công trình xây dựng trên đất của đường bộ gây cản trở giao thông là hành vi bị nghiêm cấm đúng không?
Hành vi sử dụng trái phép đất của đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
...
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm hành vi chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ phục vụ mục đích để vật tư, máy móc của công trình xây dựng.
Để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hành vi để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không thực hiện theo đúng các quy định trong Giấy phép thi công hoặc trong văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này;
b) Không bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông khi thi công ở chỗ đường hẹp hoặc ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm đang thi công theo đúng quy định;
c) Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông;
d) Không thu dọn ngay các biển báo hiệu, rào chắn, phương tiện, vật dụng thi công, các vật liệu khác hoặc không hoàn trả phần đường (gồm lòng đường, lề đường, hè phố), phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ theo nguyên trạng khi thi công xong.
...
Theo đó, hành vi để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi.
Cảnh sát giao thông có quyền phạt hành chính đối với hành vi để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông hay không?
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
c) Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;
...
l) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 48;
m) Điều 49, Điều 50;
n) Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 51;
o) Điều 52; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 53;
p) Điểm a, điểm c khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 54;
q) Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66;
r) Khoản 2 Điều 67;
s) Điểm a, điểm b khoản 1; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 71;
t) Điều 72, Điều 73.
Theo đó, cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân để vật tư, máy móc thi công ngoài phạm vi công trình xây dựng gây cản trở giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?