Để trở thành Hội viên chính thức của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam thì cần đáp ứng yêu cầu gì?

Xin cho hỏi: Để trở thành Hội viên chính thức của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam thì cần đáp ứng yêu cầu gì? Khi tham gia Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam thì Hội viên chính thức sẽ được nhận những quyền lợi gì? - câu hỏi của chị Thùy Dung (TP. HCM)

Để trở thành Hội viên chính thức của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam thì cần đáp ứng yêu cầu gì?

Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn

Hội viên chính thức của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam (Hình từ internet)

Theo khoản 1 Điều 8 Điều lệ Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2015 quy định như sau:

Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam có tâm huyết, trách nhiệm, có điều kiện tham gia công tác Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội được xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội.
2. Hội viên liên kết: Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn để trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội, được Hội xem xét, công nhận là hội viên liên kết của Hội;
3. Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện tham gia các hoạt động thường xuyên của Hội, có uy tín và có nhiều đóng góp cho Hội được Hội xem xét, công nhận là hội viên danh dự.

Theo đó, để trở thành Hội viên chính thức của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam thì cần đáp ứng yêu cầu là công dân, tổ chức Việt Nam có tâm huyết, trách nhiệm, có điều kiện tham gia công tác Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội được xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội.

Thủ tục kết nạp Hội viên chính thức của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam?

Theo khoản 1 Điều 11 Điều lệ Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2015 quy định như sau:

Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 Điều lệ này tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện làm đơn gia nhập Hội gửi Ban Thường vụ (thông qua Văn phòng Hội), được Hội xem xét, kết nạp hội viên của Hội.
...

Theo đó, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện trở thành Hội viên chính thức theo quy định tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện làm đơn gia nhập Hội gửi Ban Thường vụ (thông qua Văn phòng Hội), được Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam xem xét, kết nạp hội viên của Hội.

Khi tham gia Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam thì Hội viên chính thức sẽ được nhận những quyền lợi gì?

Theo Điều 9 Điều lệ Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2015 quy định như sau:

Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức; được Hội phổ biến, bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, đặc biệt là với hội viên trực tiếp làm công tác rà phá bom mìn.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với Hội về các vấn đề hội viên quan tâm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Được dự Đại hội toàn thể (đối với Đại hội đại biểu thì phải là hội viên đại biểu), ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được Hội khen thưởng theo quy định của Hội và quy định của pháp luật.
7. Được cấp thẻ hội viên.
8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
9. Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của Hội.
10. Hội viên liên kết, hội viên danh dự có quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội.

Theo đó, khi tham gia Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam thì Hội viên chính thức sẽ được nhận những quyền lợi sau:

- Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

- Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức; được Hội phổ biến, bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, đặc biệt là với hội viên trực tiếp làm công tác rà phá bom mìn.

- Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với Hội về các vấn đề hội viên quan tâm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

- Được dự Đại hội toàn thể (đối với Đại hội đại biểu thì phải là hội viên đại biểu), ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.

- Được giới thiệu hội viên mới.

- Được Hội khen thưởng theo quy định của Hội và quy định của pháp luật.

- Được cấp thẻ hội viên.

- Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.

- Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của Hội.

- Hội viên liên kết, hội viên danh dự có quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội.

Khắc phục hậu quả bom mìn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có quy định nào về phân loại dự án, hạng mục và nhiệm vụ trong việc khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh?
Pháp luật
Những thông tin về tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ được thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát phải được gửi đến đâu?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-5:2014 về Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh - Phần 5 ra sao?
Pháp luật
Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có được nhận tiền đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước không?
Pháp luật
Các hoạt động điều tra bom mìn vật nổ có được Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh hỗ trợ chi phí không?
Pháp luật
Chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ là gì? Quản lý việc cấp chứng chỉ này là trách nhiệm của Bộ nào?
Pháp luật
Rà phá bom mìn vật nổ là gì? Cơ quan, tổ chức nước ngoài có được hoạt động liên quan đến rà phá bom mìn vật nổ trên lãnh thổ Việt Nam không?
Pháp luật
Việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải bảo đảm những yêu cầu nào?
Pháp luật
Nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh là ai? Cập nhật thông tin về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh lên cơ sở dữ liệu quốc gia là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có được lấy từ nguồn vốn vay ODA không?
Pháp luật
Chủ trương đầu tư, đầu tư dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc thẩm quyền quyết định của ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khắc phục hậu quả bom mìn
449 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khắc phục hậu quả bom mìn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khắc phục hậu quả bom mìn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào