Để tiến hành xin thị thực lao động người nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì? Thủ tục giải quyết đề nghị cấp thị thực của cá nhân được quy định như thế nào?
Để tiến hành xin thị thực lao động người nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?
Về điều kiện cấp thị thực được quy định tại Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 và được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh ,cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 như sau:
"Điều 10. Điều kiện cấp thị thực
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
5. Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này."
Để tiến hành xin thị thực lao động người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện nêu trên. Trong đó, người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
Thị thực
Thủ tục giải quyết đề nghị cấp thị thực của cá nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 31/2015/TT/BCA quy định về thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thị thực như sau:
"1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam theo khoản 1 Điều 16 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật) trực tiếp gửi văn bản đề nghị tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
2. Văn bản đề nghị cấp thị thực theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm:
a) Mẫu NA2 sử dụng cho cơ quan, tổ chức;
b) Mẫu NA3 sử dụng cho cá nhân.
3. Giải quyết đề nghị cấp thị thực:
a) Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết và trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật;
b) Đối với trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 16 của Luật."
Theo đó, cá nhân người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị theo mẫu NA3 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết và trả lời cơ quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
Có trường hợp nào được miễn thị thực không?
Căn cứ Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định trường hợp được miễn thị thực bao gồm:
- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
- Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định về trường hợp đơn phương miễn thị thực như sau:
"1. Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
c) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam."
Vậy nếu bạn của bạn thuộc các trường hợp miễn thị thực hoặc công dân của một nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì khi nhập cảnh vào Việt Nam không phải xin cấp thị thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?