Để thực hiện được các mục tiêu của Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia có phải bảo đảm cung cấp đủ nguồn tài chính không?
- Để thực hiện được các mục tiêu của Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia có phải bảo đảm cung cấp đủ nguồn tài chính không?
- Các nước đã phát triển sẽ ưu tiên nguồn tài chính trước hết cho các nước Châu Phi và các nước đang phát triển khác bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá như thế nào?
- Nhằm huy động nguồn tài chính cần thiết cho các nước đang phát triển để chống sa mạc hoá các bên cần phải làm gì?
Để thực hiện được các mục tiêu của Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia có phải bảo đảm cung cấp đủ nguồn tài chính không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Nguồn tài chính
1. Để thực hiện các mục tiêu của Công ước, các bên tham gia với khả năng của mình bằng mọi nỗ lực phải bảo đảm cung cấp đủ nguồn tài chính cho các chương trình phòng chống sa mạc hoá và giảm bớt tình trạng hạn hán.
...
Theo đó, để thực hiện được các mục tiêu của Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thì các bên tham gia với khả năng của mình bằng mọi nỗ lực phải bảo đảm cung cấp đủ nguồn tài chính cho các chương trình phòng chống sa mạc hoá và giảm bớt tình trạng hạn hán.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Các nước đã phát triển sẽ ưu tiên nguồn tài chính trước hết cho các nước Châu Phi và các nước đang phát triển khác bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Nguồn tài chính
...
2. Về vấn đề này, các Bên thuộc các nước đã phát triển sẽ ưu tiên trước hết cho các nước Châu Phi và các nước đang phát triển khác bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá theo như Điều 7 cụ thể là :
a) Huy động nguồn tài chính,vốn viện trợ và vốn vay, nhằm hỗ trợ thực hiện các chương trình hành động quốc gia phòng chống sa mạc hoá.
b) Tăng cường huy động đầy đủ và kịp thời các nguồn kinh phí mới cho tổ chức môi trường toàn cầu trong hoạt động có liên qua đến sa mạc hoá.
c) Tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ.
d) Phối hợp với các nước đang phát triển tìm kiếm các biện pháp nhằm huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, tư nhân, giảm các khoản nợ nước ngoài cho các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá đặc biệt là tại Châu Phi.
...
Các nước đã phát triển sẽ ưu tiên nguồn tài chính trước hết cho các nước Châu Phi và các nước đang phát triển khác bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá như sau:
- Huy động nguồn tài chính,vốn viện trợ và vốn vay, nhằm hỗ trợ thực hiện các chương trình hành động quốc gia phòng chống sa mạc hoá.
- Tăng cường huy động đầy đủ và kịp thời các nguồn kinh phí mới cho tổ chức môi trường toàn cầu trong hoạt động có liên qua đến sa mạc hoá.
- Tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ.
- Phối hợp với các nước đang phát triển tìm kiếm các biện pháp nhằm huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, tư nhân, giảm các khoản nợ nước ngoài cho các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá đặc biệt là tại Châu Phi.
Nhằm huy động nguồn tài chính cần thiết cho các nước đang phát triển để chống sa mạc hoá các bên cần phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 20 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Nguồn tài chính
...
5. Nhằm huy động nguồn tài chính cần thiết cho các nước đang phát triển để chống sa mạc hoá các bên cần phải :
a) Tăng cường quản lý có hiệu quả nguồn lực đã dành cho chống sa mạc hoá, đánh giá thành công và thất bại của các chương trình để điều chỉnh bổ xung;
b) Huy động nguồn vốn thông qua tổ chức tài chính đa phương kể cả các ngân hàng phát triển trong vùng để giúp các nước đang phát triển thực hiện các hoạt động do Công ước đề ra;
c) Tìm kiếm sự hợp tác hỗ trợ của vùng và tiểu vùng giúp các quốc gia
6. Khuyến khích các bên tham gia Công ước đóng góp kỹ thuật, kiến thức và tài chính trên cơ sở tự nguyện giúp các nước đang phát triển bị sa mạc hoá.
7. Để các nước đang phát triển thực hiện đầy đủ được nghĩa vụ của mình theo Công ước đòi hỏi phải có sự giúp đỡ tích cực của các nước đã phát triển, đặc biệt là vấn đề tài chính và chuyển giao công nghệ để giúp các nước đang phát triển thực hiện các chương trình ưu tiên như phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo.
Như vậy, nhằm huy động nguồn tài chính cần thiết cho các nước đang phát triển để chống sa mạc hoá các bên cần phải:
- Tăng cường quản lý có hiệu quả nguồn lực đã dành cho chống sa mạc hoá, đánh giá thành công và thất bại của các chương trình để điều chỉnh bổ xung;
- Huy động nguồn vốn thông qua tổ chức tài chính đa phương kể cả các ngân hàng phát triển trong vùng để giúp các nước đang phát triển thực hiện các hoạt động do Công ước đề ra;
- Tìm kiếm sự hợp tác hỗ trợ của vùng và tiểu vùng giúp các quốc gia
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?