Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 có đáp án 2024 2025?

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 có đáp án 2024 2025?

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 có đáp án 2024 2025?

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án năm học 2024 2025 (Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 có đáp án 2024 2025) như sau:

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án năm học 2024 2025 (Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 có đáp án 2024 2025)

ĐỀ 1

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

Những người bạn tốt

A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.

Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.

Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.

Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.

Theo Lưu Anh

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (0,5 điểm)

A. Vì ông đánh rơi đàn. B. Vì bọn cướp đòi giết ông.

C. Đánh nhau với thủy thủ. D. Vì bọn cướp xô ông xuống.

Câu 2: Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ? (0,5 điểm)

A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.

B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát.

C. Bọn cướp nhấn chìm ông xuống biển.

D. Bọn cướp tha chết cho ông.

Câu 3: Khi ông hát đến đoạn mê say nhất thì điều gì đã xảy ra? (0,5 điểm)

A. Bọn cướp nhảy xuống biển.

B. Đàn cá heo bỏ đi.

C. Tàu bị chìm.

D. Ông nhảy xuống biển.

...

PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả : nghe – viết (15 phút) (2 điểm)

Kì diệu rừng xanh

Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích.

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 1

ĐỀ 2

PHẦN I : BÀI ĐỌC:

I. Đọc thành tiếng trả lời câu hỏi: (3 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học ở GKI từ tuần 01 – 09, trả lời 1 câu hỏi về nội dung (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5, tập 1; ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu).

II Đọc thầm và trả lời : (7 điểm)

Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân

Mùa xuân đã tới.

Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.

Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.

Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.

Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước.

Theo Tô Hoài

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

1. Những cơn mưa được nhắc trong bài là mưa:

A. phùn.

B. râm râm

C. đá

D. mây

2. Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân?

A. Lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.

B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.

C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.

D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.

3. Hình ảnh nào miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân?

A. Mưa phùn đem mùa xuân đến

B. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy.

C. Cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác...

D. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm.

4. Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì?

...

2. Tập làm văn : 8 điểm.

Em hãy tả một cảnh đẹp mà em yêu thích nhất.

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 2

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 có đáp án 2024 2025?

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 có đáp án 2024 2025? (Hình từ Internet)

Danh mục văn bản (ngữ liệu) gợi ý lựa chọn ở lớp 4, 5 chương trình môn Văn thế nào?

Căn cứ theo Mục IX Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn nêu rõ danh mục văn bản (ngữ liệu) gợi ý lựa chọn ở lớp 4, 5 chương trình môn Văn như sau:

Truyện, văn xuôi

- Chuyện của Thần Nông (Cổ tích Việt Nam)

- Con yêu bố chừng nào (Truyện tranh - Sam McBratney, A. Jeram)

- Có con giun đất (Truyện cười dân gian Việt Nam)

- Điều ước của vua Midas (Thần thoại Hy Lạp)

- Kì diệu rừng xanh (Nguyễn Phan Hách)

- Một người chính trực (Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng)

- Mua kính (Truyện cười dân gian Việt Nam)

- Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng)

- Những tấm lòng cao cả (E.Amicis)

- Phân xử tài tình (Cổ tích Việt Nam)

- Quê nội (Võ Quảng)

- Sự tích cây nêu ngày Tết (Cổ tích Việt Nam)

- Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)

- Thư gửi các học sinh (Hồ Chí Minh)

- Thương nhớ ngón tay (Trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Nguyễn Ngọc Thuần)

- Tottochan cô bé bên cửa sổ (K. Tetsuko)

- Trong rừng rậm (Trích Cậu bé rừng xanh - R. Kipling)

- ...

Thơ, ca dao, câu đố

- Bài ca về trái đất (Định Hải)

- Bè xuôi sông La (Vũ Duy Thông)

- Biển (Khánh Chi)

- Bến cảng Hải Phòng (Nguyễn Hồng Kiên)

- Ca dao về tình cảm gia đình

- Cao Bằng (Trúc Thông)

- Câu đố dân gian về sự vật, hiện tượng

- Chợ Tết (Đoàn Văn Cừ)

- Dòng sông mặc áo (Nguyễn Trọng Tạo)

- Em nghĩ về trái đất (Nguyễn Lãm Thắng)

- Lượm (Tố Hữu)

- Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân)

- Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Quang Huy)

- Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai (Phùng Ngọc Hùng)

- Truyện Kiều (Nguyễn Du)

- Truyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ)

- Trước cổng trời (Nguyễn Đình Ảnh)

- ...

Kịch

- Cáo bị rơi xuống giếng (Aesop)

- Con chim xanh (M. Maeterlinck)

- Hoàng tử - Công chúa và chín vị thần... bị bắt (Minh Phương)

- Lòng dân (Nguyễn Văn Xe)

- Người công dân số Một (Hà Văn Cầu - Vũ Đình Phòng)

- ...

Văn bản thông tin

- Văn bản giới thiệu sách, phim.

- Văn bản chỉ dẫn (đơn giản) các bước thực hiện một công việc hoặc làm? sử dụng một sản phẩm.

- Thư cảm ơn hoặc xin lỗi, thư thăm hỏi; đơn (xin nghỉ học, xin nhập học); giấy mời, báo cáo công việc, chương trình hoạt động.

- Văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên.

- Văn bản giới thiệu một quy trình.

- Văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,...).

- ...

Mục tiêu chương trình ngữ văn cấp tiểu học thế nào?

Căn cứ theo chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ mục tiêu chương trình ngữ văn cấp tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

- Mục tiêu chung

+ Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.

Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

+ Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.

- Mục tiêu cấp tiểu học

+ Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

+ Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
156 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào