Để nâng hạng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D bắt buộc phải có đủ bao nhiêu km lái xe an toàn?
Để nâng hạng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D có bắt buộc phải đủ số km lái xe an toàn không?
Giấy phép lái xe hạng C theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau:
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, cụ thể:
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
Giấy phép lái xe hạng D theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau:
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng C đưowjc nêu cụ thể trên.
Để nâng hạng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D bắt buộc phải đủ số km lái xe an toàn theo quy định tại khoản 5 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
...
4. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
5. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 4 Điều này còn phải có đủ thời gian và số ki-lô-mét lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở.
6. Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ moóc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Theo quy định trên, việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe được thực hiện cho trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D.
Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D phải có đủ thời gian và số ki-lô-mét lái xe an toàn quy định.
Như vậy, để nâng hạng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D bắt buộc phải đủ số km lái xe an toàn theo quy định.
Số km lái xe an toàn để nâng hạng giấy phép lái xe C lên hạng D (Hình từ Internet)
Để nâng hạng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D bắt buộc phải đủ bao nhiêu km lái xe an toàn?
Để nâng hạng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D phải có đủ số km lái xe an toàn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT như sau:
Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Theo quy định trên, người học để nâng hạng giấy phép lái xe hạng C lên D phải có đủ thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Như vậy, để nâng hạng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D phải có đủ 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Lưu ý: Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Giấy phép lái xe hạng D có thời hạn bao nhiêu năm?
Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, theo đó, Giấy phép lái xe hạng D có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?