Để lấy mẫu phân bón vi sinh nhằm tiến hành phân tích vi sinh vật thì cần sử dụng những dụng cụ nào?
Phân bón vi sinh vật là gì?
Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12105:2018 về Phân bón vi sinh vật - Lấy mẫu có định nghĩa như sau:
Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
2.1
Phân bón vi sinh vật (microbial fertilizer)
Là phân bón có chứa vi sinh vật có ích, có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng.
2.2
Phân bón hữu cơ vi sinh (organic microbial fertilizer)
Là phân bón trong thành phần chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 loài vi sinh vật có ích.
2.3
Vi sinh vật có ích (beneficial microorganisms)
Là các vi sinh vật đã được nghiên cứu, đánh giá hoạt tính sinh học; an toàn và có hiệu quả đối với đất, cây trồng; dùng để sản xuất các loại phân bón có chứa vi sinh vật.
...
Theo đó, phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích, có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng.
Để lấy mẫu phân bón vi sinh nhằm tiến hành phân tích vi sinh vật thì cần sử dụng những dụng cụ nào? (Hình từ Internet)
Để lấy mẫu phân bón vi sinh nhằm tiến hành phân tích vi sinh vật thì cần sử dụng những dụng cụ nào?
Dụng cụ dùng để lấy mẫu phân bón vi sinh vật được quy định tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12105:2018 về Phân bón vi sinh vật - Lấy mẫu như sau:
Dụng cụ
...
3.3 Dụng cụ lấy mẫu
3.3.1 Ống xăm
Ống xăm có dạng hình trụ dùng để lấy các loại phân bón vi sinh vật dạng rắn (hạt, viên, bột). Ống xăm có các kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào kích thước đơn vị bao gói của lô phân bón vi sinh vật;
Ống xăm phải có độ dài đủ để xuyên hết đường kính bao phân bón vi sinh vật; Đường kính trong của ống xăm ít nhất phải lớn hơn 3 lần đường kính hạt hoặc viên sản phẩm.
3.3.2 Dụng cụ lấy mẫu dạng lỏng, dạng bán lỏng
Sử dụng một trong các dụng cụ sau:
- Ống lấy mẫu (silicon, ống thủy tinh, ống inox, v.v...); Đường kính ống 1 - 2 cm; chiều dài ống đủ để thả dọc theo chai, téc, thùng, phuy,... chứa phân bón vi sinh vật.
- Dụng cụ lấy mẫu hình trụ: Có dung tích 500 mL, phần trên có ống thông khí, đồng thời là tay cầm để ấn xuống theo phương thẳng đứng so với bề mặt của thùng chứa phân bón vi sinh vật.
- Dụng cụ lấy mẫu dạng pittông: Có dung tích 500 mL, sử dụng để hút mẫu.
...
Tùy thuộc vào dạng phân bón vi sinh vật ở dạng nào mà dụng cụ lấy mẫu cần sử dụng sẽ khác nhau, cụ thể:
(1) Dạng rắn (hạt, viên, bột)
Để lấy mẫu phân bón vi sinh vật ở dạng này cần sử dụng ống xăm có dạng hình trụ. Ống xăm có các kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào kích thước đơn vị bao gói của lô phân bón vi sinh vật;
Ống xăm phải có độ dài đủ để xuyên hết đường kính bao phân bón vi sinh vật; Đường kính trong của ống xăm ít nhất phải lớn hơn 3 lần đường kính hạt hoặc viên sản phẩm.
(2) Dạng lỏng, dạng bán lỏng
Để lấy mẫu phân bón vi sinh vật ở dạng này cần sử dụng một trong các dụng cụ sau:
- Ống lấy mẫu (silicon, ống thủy tinh, ống inox, v.v...); Đường kính ống 1 - 2 cm; chiều dài ống đủ để thả dọc theo chai, téc, thùng, phuy,... chứa phân bón vi sinh vật.
- Dụng cụ lấy mẫu hình trụ: Có dung tích 500 mL, phần trên có ống thông khí, đồng thời là tay cầm để ấn xuống theo phương thẳng đứng so với bề mặt của thùng chứa phân bón vi sinh vật.
- Dụng cụ lấy mẫu dạng pittông: Có dung tích 500 mL, sử dụng để hút mẫu.
Phương pháp khử khuẩn dụng cụ lấy mẫu phân bón vi sinh vật gồm những phương pháp nào?
Việc khử khuẩn dụng cụ lấy mẫu phân bón vi sinh vật được thực hiện theo một trong các phương pháp quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12105:2018 về Phân bón vi sinh vật - Lấy mẫu như sau:
- Khử trùng ướt ở nhiệt độ 121 °C trong nồi hấp áp lực không ít hơn 15 min; Sấy khô, để nguội trước khi sử dụng; hoặc
- Khử trùng khô ở nhiệt độ 160 °C trong tủ sấy không ít hơn 2 h; hoặc
- Chiếu xạ với tia gamma được tạo ra do nguồn 60Co hoặc 137Cs hoặc eletron hoạt hóa năng lượng đủ (1 x 104 Gy đến 2 x 104 Gy);
Sau khi khử trùng, dụng cụ lấy mẫu phải được bảo quản trong điều kiện vô trùng cho đến khi sử dụng.
Đối với trường hợp lấy mẫu tại hiện trường, khi không có điều kiện áp dụng một trong các phương pháp trên, có thể làm sạch dụng cụ (phần tiếp xúc trực tiếp với phân bón vi sinh) bằng một trong các phương pháp sau:
- Nhúng ngập trong dung dịch etanol 70 % trong thời gian từ 1 min đến 2 min, đốt trên ngọn lửa, để nguội trước khi sử dụng; hoặc
- Lau bề mặt bằng bông sạch tẩm etanol 70 % hoặc tráng bề mặt bằng etanol 70 %, để khô trước khi sử dụng; hoặc
- Nhúng ngập trong nước ở nhiệt độ 100 °C trong thời gian từ 10 min đến 20 min, để khô trước khi sử dụng;
LƯU Ý: Dụng cụ lấy mẫu được làm sạch bằng phương pháp trên phải được sử dụng ngay sau khi khô hay nguội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?