Để kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản thì phải đáp ứng các điều kiện gì? Nội dung kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản bao gồm những gì?
Để kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản thì phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 75 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về dịch vụ quản lý bất động sản như sau:
Dịch vụ quản lý bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản phải thành lập doanh nghiệp. Trường hợp kinh doanh dịch vụ quản lý nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở thì phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
...
Để có thể kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản thì anh phải thành lập doanh nghiệp. Trường hợp kinh doanh dịch vụ quản lý nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở thì phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp của anh thì mình có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Để kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản thì phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Nội dung kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 75 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về nội dung kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản như sau:
Dịch vụ quản lý bất động sản
...
2. Nội dung kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản bao gồm:
a) Bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất;
b) Tổ chức thực hiện việc cung cấp các dịch vụ bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của bất động sản;
c) Tổ chức thực hiện việc bảo trì, sửa chữa bất động sản;
d) Quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng bất động sản của khách hàng theo đúng hợp đồng;
đ) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng, với Nhà nước theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất.
3. Nội dung, thời gian, phạm vi quản lý bất động sản, quyền và nghĩa vụ của các bên và giá dịch vụ quản lý bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản chịu trách nhiệm thực hiện cam kết trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Như vậy, nội dung kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản bao gồm:
- Bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất;
- Tổ chức thực hiện việc cung cấp các dịch vụ bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của bất động sản;
- Tổ chức thực hiện việc bảo trì, sửa chữa bất động sản;
- Quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng bất động sản của khách hàng theo đúng hợp đồng;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng, với Nhà nước theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất.
Hồ sơ và thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định như thế nào?
Anh có thể tham khảo các quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Mục 2 Chương III Luật Doanh nghiệp 2020.
Sau đó lập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Sau đó thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
- Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
- Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã nộp hồ sơ.
- Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
- Trường hợp từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.
Ngoài ra, anh có thể đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử theo quy định tại Điều 42 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?