Để hành nghề luật sư cần đáp ứng điều kiện gì? Người đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài muốn được công nhận ở Việt Nam thì phải làm thế nào?
- Pháp luật định nghĩa luật sư như thế nào?
- Pháp luật quy định về tiêu chuẩn đối với luật sư như thế nào?
- Để hành nghề luật sư cần đáp ứng điều kiện gì?
- Đối tượng nào được miễn đào tạo nghề luật sư?
- Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận trong trường hợp nào?
- Người đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài muốn được công nhận ở Việt Nam thì phải làm thế nào?
Pháp luật định nghĩa luật sư như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Luật sư 2006 định nghĩa về luật sư như sau:
Điều 2. Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Điều kiện hành nghề luật sư
Pháp luật quy định về tiêu chuẩn đối với luật sư như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định về tiêu chuẩn luật sư như sau:
Điều 10. Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Để hành nghề luật sư cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Luật sư 2006 quy định về điều kiện hành nghề luật sư như sau:
Điều 11. Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Đối tượng nào được miễn đào tạo nghề luật sư?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Luật sư 2006 quy định về đối tượng được miễn đào tạo luật sư như sau:
- Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
- Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
- Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2021/TT-BTP quy định giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận trong các trường hợp sau đây:
- Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định, thoả thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết;
- Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo mà các chương trình đào tạo đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy tờ chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
Người đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài muốn được công nhận ở Việt Nam thì phải làm thế nào?
Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 05/2021/TT-BTP quy định như sau:
Người đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài muốn được công nhận ở Việt Nam thì nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Bộ Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Bộ Tư pháp.
Hồ sơ gồm có:
+ Giấy đề nghị công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài;
+ Bản sao Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài; giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Bản sao kết quả đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
- Các giấy tờ quy định tại điểm b và c khoản này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật và được dịch ra tiếng Việt; bản dịch tiếng Việt được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?