Để giảm thiểu rủi ro bị kẹt giữa tấm chắn dưới và các bậc thang của thang cuốn, tấm chắn dưới cần đáp ứng điều kiện gì?
- Tấm chắn dưới lan can của thang cuốn theo phương nào và được ghép nối như thế nào để đảm bảo yêu cầu về an toàn?
- Để đảm bảo yêu cầu về an toàn cho thang cuốn, tấm chắn dưới lan can khi chịu một lực đơn phải như thế nào?
- Để giảm thiểu rủi ro bị kẹt giữa tấm chắn dưới và các bậc thang của thang cuốn, tấm chắn dưới cần đáp ứng điều kiện gì?
Tấm chắn dưới lan can của thang cuốn theo phương nào và được ghép nối như thế nào để đảm bảo yêu cầu về an toàn?
Căn cứ theo tiết 5.5.3 tiểu mục 5.5 Mục 5 Phần 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397-1:2020 về Tấm chắn dưới lan can của thang cuốn như sau:
Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
...
5.5 Lan can
...
5.5.3 Tấm chắn dưới
5.5.3.1 Tấm chắn dưới phải theo phương đứng, phẳng và được ghép nối dạng khớp mộng.
CHÚ THÍCH: Tuy nhiên, cũng có thể dùng kết cấu đặc biệt khác thay cho ghép nối dạng khớp mộng (ví dụ khớp dạng trượt) đối với băng tải chở người dài tại những điểm vượt qua các kết nối mở rộng của tòa nhà.
5.5.3.2 Khoảng cách vuông góc h2 giữa mép trên của tấm chắn dưới hoặc mép dưới cùng phần liên kết nhô ra của nắp che hoặc mép dưới của phần cứng của thiết bị làm lệch tấm chắn dưới và đường thẳng mũi bậc thang hoặc bề mặt đặt chân của tấm nền hoặc băng không được nhỏ hơn 25 mm (xem Hình 6).
...
Theo quy định trên, tấm chắn dưới lan can của thang cuốn phải theo phương đứng, phẳng và được ghép nối dạng khớp mộng.
Khoảng cách vuông góc h2 giữa mép trên của tấm chắn dưới hoặc mép dưới cùng phần liên kết nhô ra của nắp che hoặc mép dưới của phần cứng của thiết bị làm lệch tấm chắn dưới và đường thẳng mũi bậc thang hoặc bề mặt đặt chân của tấm nền hoặc băng không được nhỏ hơn 25 mm (xem Hình 6).
Tấm chắn dưới lan can của thang cuốn (Hình từ Internet)
Để đảm bảo yêu cầu về an toàn cho thang cuốn, tấm chắn dưới lan can khi chịu một lực đơn phải như thế nào?
Căn cứ theo tiết 5.5.3 tiểu mục 5.5 Mục 5 Phần 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397-1:2020 về Tấm chắn dưới lan can của thang cuốn như sau:
Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
...
5.5 Lan can
...
5.5.3 Tấm chắn dưới
...
5.5.3.3 Tấm chắn dưới gồm cả thiết bị chiếu sáng và thiết bị khác không lệch quá 4 mm khi chịu một lực đơn 1.500 N tác động vuông góc lên bề mặt tại điểm bất lợi nhất trên một vùng hình vuông hoặc hình tròn diện tích 2.500 mm2. Lực trên đây phải không gây ra biến dạng dư. Yêu cầu này phải đáp ứng cho phần chiều cao đến 25 mm phía trên đường thẳng mũi bậc thang hoặc bề mặt đặt chân m nền hoặc băng. Phần chiều cao trên 25 mm phải đáp ứng yêu cầu về khả năng chịu lực 500 N đối với lan can (xem 5.5.2.4). Xem Hình 5, chi tiết R.
Theo đó, tấm chắn dưới gồm cả thiết bị chiếu sáng và thiết bị khác không lệch quá 4 mm khi chịu một lực đơn 1.500 N tác động vuông góc lên bề mặt tại điểm bất lợi nhất trên một vùng hình vuông hoặc hình tròn diện tích 2.500 mm2.
Lực trên đây phải không gây ra biến dạng dư. Yêu cầu này phải đáp ứng cho phần chiều cao đến 25 mm phía trên đường thẳng mũi bậc thang hoặc bề mặt đặt chân m nền hoặc băng. Phần chiều cao trên 25 mm phải đáp ứng yêu cầu về khả năng chịu lực 500 N đối với lan can. Xem Hình 5, chi tiết R.
Để giảm thiểu rủi ro bị kẹt giữa tấm chắn dưới và các bậc thang của thang cuốn, tấm chắn dưới cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo tiết 5.5.3 tiểu mục 5.5 Mục 5 Phần 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397-1:2020 về Tấm chắn dưới lan can của thang cuốn như sau:
Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
...
5.5 Lan can
...
5.5.3 Tấm chắn dưới
...
5.5.3.4 Trên thang cuốn phải giảm thiểu rủi ro bị kẹt giữa tấm chắn dưới và các bậc thang.
Để đạt được yêu cầu này, cần đáp ứng bốn điều kiện sau:
a) Tấm chắn dưới phải đạt đủ độ cứng theo 5.5.3.3;
b) Các khoảng trống phải theo 5.5.5.1;
c) Việc lắp đặt các thiết bị làm lệch của tấm chắn dưới phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải gồm một phần cứng và một phần mềm (ví dụ chổi, miếng cao su).
- Có phần nhô ra tối thiểu 33 mm và tối đa 50 mm tính từ bề mặt đứng của tấm chắn dưới.
- Chịu được lực 900 N phân bố đều trên một vùng 600 mm2 ở phần nhô ra của phần cứng theo phương đứng song song với đường nối phần cứng mà không bị rời ra hay bị biến dạng dư.
- Phần cứng phải có phần nằm ngang nhô ra khoảng từ 18 mm đến 25 mm và đáp ứng các yêu cầu về độ cứng. Phần nằm ngang nhô ra của phần linh hoạt phải tối thiểu là 15 mm và tối đa 30 mm.
- Cần có một khoảng cách từ 25 mm đến 30 mm giữa phần thấp nhất của mặt dưới phần cứng và vuông góc với đường thẳng mũi bậc thang tại các đoạn nghiêng của hành trình.
- Khoảng cách giữa phần thấp nhất của mặt dưới phần cứng của thiết bị làm lệch tấm chắn dưới và phần trên của bất kỳ rãnh nào trên bậc thang ở khu vực chuyển tiếp và nằm ngang phải nằm trong khoảng từ 25 mm đến 55 mm.
- Bề mặt dưới của phần cứng được vát không ít hơn 25° hướng lên và bề mặt trên được vát không ít hơn 25° hướng xuống từ tấm chắn dưới.
- Ở một biến thể khác với Hình 3a, cho phép một bề mặt phẳng vuông góc với tấm chắn dưới có độ rộng ≤ 5 mm được tiếp nối bằng một phần uốn cong xuống dần (ở mặt trên)/uốn cong lên (ở mặt dưới). Hình dạng này phải tạo thành góc nghiêng 25° trên ít nhất một nửa phần nhô ra của phần cứng (Hình 3b).
- Nếu có một bề mặt phẳng vuông góc với tấm chắn dưới được tiếp nối bằng một đường dốc thẳng (≥25°) thì bề mặt phẳng ở mặt trên được phép có độ rộng ≤ 10 mm và bề mặt phẳng ở mặt dưới được phép có độ rộng ≤ 5 mm (Hình 3c).
- Thiết bị làm lệch được thiết kế với các mép tròn. Các đầu bu lông và đầu kết nối không được nhô ra phần hành trình chuyển động.
- Phần đầu cuối được vuốt gọn tạo thành bề mặt nhẵn với tấm chắn dưới. Phần đầu cuối của bất kỳ thiết bị làm lệch nào cũng chỉ được phép nằm trong khoảng từ 50 mm đến 150 mm phía trước giao tuyến tấm lược.
- Nếu thiết bị làm lệch của tấm chắn dưới là phần mở rộng của gờ trong phía dưới thì áp dụng 5.5.2.6.2. Nếu thiết bị làm lệch của tấm chắn dưới được gắn vào hay là một phần liền với tấm chắn dưới thì áp dụng 5.5.3.1.
d) Sử dụng vật liệu phù hợp hay loại lớp lót phù hợp bên dưới thiết bị làm lệch để đạt được hệ số ma sát cho cao su với lớp dầu thử nghiệm ít hơn 0,45. Đây là loại Cao su thuộc loại SBR bao gồm mủ cao su SBR, khoáng chất làm đầy, phụ gia xử lý, chất lưu hóa với nồng độ 1,23 ± 0,2 g/cm3, và có độ cứng Shore D50 ± 3 theo ISO 868:2003. Lớp dầu thử nghiệm được định nghĩa là hỗn hợp sodium dodecyl sulfate (độ tinh khiết ≥ 99 %) khử ion hoặc nước cất (để biết thông tin về phương pháp thử nghiệm, xem Phụ lục K).
Như vậy, trên thang cuốn phải giảm thiểu rủi ro bị kẹt giữa tấm chắn dưới và các bậc thang. Để đạt được yêu cầu này, cần đáp ứng bốn điều kiện cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?