Để được xem xét bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo cấp Vụ thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những điều kiện gì?
Để được xem xét bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo cấp Vụ thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 14 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian xem xét bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian xem xét bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ
...
Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo khi đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
2. Đạt tiêu chuẩn của chức vụ công chức lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại;
3. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu;
4. Đủ sức khỏe để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ cũ;
5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công chức lãnh đạo được xem xét bổ nhiệm lại khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
(2) Đạt tiêu chuẩn của chức vụ công chức lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại;
(3) Cơ quan, đơn vị có nhu cầu;
(4) Đủ sức khỏe để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ cũ;
(5) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Để được xem xét bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo cấp Vụ thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Thời điểm xem xét bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo cấp Vụ theo quy định là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, thời hạn giữ chức vụ như sau:
Thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, thời hạn giữ chức vụ
1. Thời điểm xem xét bổ nhiệm lại
a) Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm công chức, viên chức cấp vụ và cấp phòng, đơn vị thuộc Bộ phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại để quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo, quản lý;
b) Quyết định bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
...
Như vậy, theo quy định thì chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm công chức cấp vụ, đơn vị thuộc Bộ phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại.
Quy trình bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo cấp Vụ thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những bước nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo như sau:
Quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo
...
2. Thủ trưởng đơn vị phối hợp với ban thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy Đảng cùng cấp (nơi không có ban thường vụ) tổ chức thực hiện quy trình bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng của đơn vị như sau:
a) Đối với bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp Vụ:
- Bước 1: Tổ chức họp toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị để tham gia ý kiến và bỏ phiếu kín. Đối với đơn vị có trên 100 công chức, viên chức và người lao động thì không tổ chức họp toàn thể công chức, viên chức mà tổ chức họp cán bộ chủ chốt của đơn vị (thành phần tương tự như điểm d Khoản 2.1 Điều 11 của Quy chế này). Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ tham dự hội nghị.
- Bước 2: Thủ trưởng đơn vị nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại (trường hợp nhân sự là cấp trưởng thì Lãnh đạo Bộ trách đơn vị, sau khi xin ý kiến Bộ trưởng, nhận xét, đánh giá và đề xuất bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại) trước khi họp tập thể lãnh đạo đơn vị để nhận xét, đánh giá, trao đổi, cho ý kiến về việc bổ nhiệm lại và bỏ phiếu kín.
Người được trên 50% số người được triệu tập ở các hội nghị đồng ý thì trình Ban cán sự Đảng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, bổ nhiệm lại; trường hợp từ 50% trở xuống đồng ý thì báo cáo Ban cán sự Đảng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định.
- Bước 3: Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm lại. Trường hợp Ban cán sự Đảng cho chủ trương không bổ nhiệm lại, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng ký quyết định không bổ nhiệm lại. Quyết định không bổ nhiệm lại đồng thời là quyết định bố trí, phân công công tác khác đối với công chức không được bổ nhiệm lại.
...
Như vậy, quy trình bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo cấp Vụ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tổ chức họp toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị để tham gia ý kiến và bỏ phiếu kín.
Bước 2: Thủ trưởng đơn vị nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại trước khi họp tập thể lãnh đạo đơn vị để nhận xét, đánh giá, trao đổi, cho ý kiến về việc bổ nhiệm lại và bỏ phiếu kín.
Bước 3: Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm lại. Trường hợp Ban cán sự Đảng cho chủ trương không bổ nhiệm lại, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng ký quyết định không bổ nhiệm lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?