Có được bổ nhiệm lại công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân khi bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ hay không?
- Có được bổ nhiệm lại công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân khi bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ hay không?
- Công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân không được bổ nhiệm lại thì có được bố trí công tác khác hay không?
- Hồ sơ không bổ nhiệm lại công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm những nội dung gì?
Có được bổ nhiệm lại công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân khi bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định về điều kiện bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại công chức như sau:
Điều kiện bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại
1. Việc bổ nhiệm lại được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ hoặc chức danh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo;
b) Cơ quan, đơn vị có nhu cầu;
c) Đủ sức khỏe để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hoặc chức danh cũ.
d) Không thuộc trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
2. Không bổ nhiệm lại khi công chức thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Công chức có nguyện vọng không bổ nhiệm lại;
b) Không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Trong thời gian 36 tháng gần nhất đến thời điểm bổ nhiệm lại, công chức thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c1) Có từ 02 năm trở lên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;
c2) Có 01 lần bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc 01 lần bị xử lý kỷ luật cảnh cáo;
...
Như vậy, trong thời gian 36 tháng gần nhất đến thời điểm bổ nhiệm lại, nếu công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân có từ 02 năm trở lên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ không được bổ nhiệm lại.
Có được bổ nhiệm lại công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân khi bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ hay không? (Hình từ Internet)
Công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân không được bổ nhiệm lại thì có được bố trí công tác khác hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định về điều kiện bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại công chức như sau:
Điều kiện bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại
...
3. Công chức không được bổ nhiệm lại được xem xét bố trí công tác khác.
4. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài từ 03 tháng trở lên;
c) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
5. Công chức khi hết thời hạn bổ nhiệm mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh của cấp có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh đó do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
Như vậy, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân không được bổ nhiệm lại thì được xem xét bố trí công tác khác.
Hồ sơ không bổ nhiệm lại công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 15 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định về hồ sơ không bổ nhiệm lại như sau:
Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu
1. Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại gồm các tài liệu sau đây
a) Tờ trình đề nghị bổ nhiệm bổ nhiệm lại;
b) Nghị quyết của Ban cán sự đảng hoặc văn bản của lãnh đạo và cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân (nơi không có Ban cán sự đảng) về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại;
c) Văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương theo quy định;
d) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quản lý cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý, có dán ảnh 4x6 chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ;
...
2. Hồ sơ không bổ nhiệm lại gồm
a) Tờ trình đề nghị không bổ nhiệm lại;
b) Nghị quyết của Ban cán sự đảng hoặc văn bản của lãnh đạo và cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân (nơi không có Ban cán sự đảng) về việc không bổ nhiệm lại;
c) Văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương về không bổ nhiệm lại;
...
Như vậy, hồ sơ không bổ nhiệm lại công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm những nội dung sau:
(1) Tờ trình đề nghị không bổ nhiệm lại;
(2) Nghị quyết của Ban cán sự đảng hoặc văn bản của lãnh đạo và cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân (nơi không có Ban cán sự đảng) về việc không bổ nhiệm lại;
(3) Văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương về không bổ nhiệm lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?