Để được dự tuyển đi học nước ngoài thì ứng viên phải được cơ quan quản lý đồng ý cử đi học ở nước ngoài đúng không?
Để được dự tuyển đi học nước ngoài thì ứng viên phải được cơ quan quản lý đồng ý đúng không?
Để được dự tuyển đi học nước ngoài thì ứng viên phải được cơ quan quản lý đồng ý đúng không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 3 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT) quy định về đối tượng và tiêu chuẩn dự tuyển đi học nước ngoài như sau:
Đối tượng và tiêu chuẩn dự tuyển
Đối tượng dự tuyển đi học nước ngoài là công dân Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP.
Theo đó, công dân Việt Nam là đối tượng dự tuyển đi học nước ngoài khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng và đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình học bổng;
- Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử đi học (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
- Đáp ứng các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của Đảng (đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức và là đảng viên).
Như vậy, đối với ứng viên dự tuyển đi học nước ngoài có cơ quan công tác, khi dự tuyển đi học nước ngoài thì ứng viên này phải được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử đi học.
Việc tuyển chọn ứng viên đi học nước ngoài dựa trên những tiêu chí nào?
Tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT quy định về tiêu chí tuyển chọn ứng viên đi học nước ngoài như sau:
Tiêu chí tuyển chọn ứng viên
1. Trên cơ sở quy định cụ thể của từng chương trình học bổng, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này, Hội đồng tuyển chọn thống nhất với đơn vị chủ trì tuyển sinh và các đơn vị liên quan quy định các tiêu chí tuyển chọn và thứ tự ưu tiên của các tiêu chí.
2. Tiêu chí tuyển chọn bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thành tích, giải thưởng trong học tập, nghiên cứu, công tác (nếu có);
b) Kết quả học tập của cấp học, trình độ đào tạo đã tốt nghiệp trước đó;
c) Điểm ngoại ngữ (theo quy định cụ thể của chương trình học bổng);
d) Đánh giá và thứ tự ưu tiên theo đề nghị của cơ quan giới thiệu dự tuyển (nếu có);
đ) Thời gian công tác (nếu có);
e) Kết quả thi tuyển (nếu có);
g) Các tiêu chí và quy định ưu tiên khác theo quy định của từng chương trình học bổng.
Theo đó, tiêu chí tuyển chọn ứng viên đi học nước ngoài sẽ được quy định dựa trên cơ sở quy định cụ thể của từng chương trình học bổng, căn cứ vào các tiêu chí tuyển chọn như sau:
- Thành tích, giải thưởng trong học tập, nghiên cứu, công tác (nếu có);
- Kết quả học tập của cấp học, trình độ đào tạo đã tốt nghiệp trước đó;
- Điểm ngoại ngữ (theo quy định cụ thể của chương trình học bổng);
- Đánh giá và thứ tự ưu tiên theo đề nghị của cơ quan giới thiệu dự tuyển (nếu có);
- Thời gian công tác (nếu có);
- Kết quả thi tuyển (nếu có);
- Các tiêu chí và quy định ưu tiên khác theo quy định của từng chương trình học bổng.
Ứng viên có được đăng ký dự tuyển đi học nước ngoài với nhiều chương trình học bổng đi học ở nước ngoài không?
Căn cứ Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc dự tuyển đi học nước ngoài như sau:
Nguyên tắc đăng ký dự tuyển
1. Tại thời Điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời triển khai nhiều chương trình học bổng, ứng viên chỉ được đăng ký dự tuyển một chương trình học bổng với trình độ cao hơn trình độ đã có văn bằng. Trường hợp đặc biệt sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.
2. Ứng viên dự tuyển trình độ thạc sĩ, tiến sĩ phải đăng ký dự tuyển ngành học ở nước ngoài phù hợp với nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, địa phương cử đi học; phù hợp với vị trí việc làm, nhu cầu công tác của cơ quan hoặc ngành học đã tốt nghiệp ở trình độ đào tạo trước đó.
Theo quy định trên thì ứng viên dự tuyển đi học nước ngoài chỉ được đăng ký dự tuyển một chương trình học bổng với trình độ cao hơn trình độ đã có văn bằng tại thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời triển khai nhiều chương trình học bổng.
Tuy nhiên, sẽ có trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?