Để được cấp giấy phép xuất bản bản tin thì cơ quan xuất bản bản tin phải có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin đúng không?
Khuôn khổ tối đa của bản tin là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Báo chí 2016 về xuất bản bản tin như sau:
Xuất bản bản tin
1. Bản tin phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Khuôn khổ tối đa của bản tin là 19cm x 27cm, số trang tối đa là 64 trang. Không được quảng cáo trong bản tin;
b) Phần trên của trang một bản tin phải đề chữ “BẢN TIN”, tên của bản tin sau hoặc dưới chữ “BẢN TIN”, tên cơ quan, tổ chức xuất bản và ngày, tháng, năm xuất bản bản tin dưới tên của bản tin;
c) Phần cuối của trang cuối bản tin ghi rõ số, ngày, tháng, năm của giấy phép xuất bản, nơi in, số lượng, kỳ hạn xuất bản, người chịu trách nhiệm xuất bản.
...
Như vậy, theo quy định trên thì khuôn khổ tối đa của bản tin là 19cm x 27cm, số trang tối đa là 64 trang. Không được quảng cáo trong bản tin.
Để được cấp giấy phép xuất bản bản tin thì cơ quan xuất bản bản tin phải có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin đúng không? (Hình từ Internet)
Để được cấp giấy phép xuất bản bản tin thì cơ quan xuất bản bản tin phải có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin đúng không?
Theo khoản 2 Điều 34 Luật Báo chí 2016 quy định về điều kiện cấp giấy phép xuất bản bản tin như sau:
Xuất bản bản tin
...
2. Điều kiện cấp giấy phép xuất bản bản tin gồm:
a) Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin;
b) Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản bản tin;
c) Xác định rõ tên bản tin, Mục đích xuất bản và nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in;
d) Có địa Điểm làm việc chính thức và các Điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản bản tin.
...
Theo đó, để được cấp giấy phép xuất bản bản tin thì cơ quan xuất bản bản tin phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin;
(2) Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản bản tin;
(3) Xác định rõ tên bản tin, Mục đích xuất bản và nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in;
(3) Có địa Điểm làm việc chính thức và các Điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản bản tin.
Như vậy, theo quy định, để được cấp giấy phép xuất bản bản tin thì cơ quan xuất bản bản tin phải có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin gồm có những giấy tờ nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin
1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản bản tin gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Báo chí (đối với cơ quan, tổ chức của trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền (đối với cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Hồ sơ gồm có:
a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin (Mẫu số 10);
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam);
c) Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin;
d) Mẫu trình bày tên gọi bản tin có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với tên gọi bản tin thể hiện bằng tiếng nước ngoài).
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Báo chí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản bản tin (Mẫu số 25, 26); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin gồm có những giấy tờ sau đây:
(1) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin (Mẫu số 10);
(2) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam);
(3) Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin;
(4) Mẫu trình bày tên gọi bản tin có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với tên gọi bản tin thể hiện bằng tiếng nước ngoài).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?