Để được cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ thì cá nhân bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp tại nước ngoài đúng không?
- Để được cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ thì cá nhân bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp tại nước ngoài đúng không?
- Cá nhân không được cấp chứng chỉ thì có được hoàn lại hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ không?
- Người có Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được thực hiện những nghiệp vụ nào về chứng khoán?
Để được cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ thì cá nhân bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp tại nước ngoài đúng không?
Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được quy định tại khoản 3 Điều 213 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
...
3. Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có chứng chỉ chuyên môn quản lý quỹ và tài sản;
c) Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm tại các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư, tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán hoặc có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp tại nước ngoài.
...
Theo đó, một trong những điều kiện để được cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ đó là cá nhân phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm tại các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư, tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán hoặc có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp tại nước ngoài.
Như vậy, theo quy định, nếu cá nhân đã có hơn 03 năm kinh nghiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư, tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp, tổ chức nêu trên thì không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp tại nước ngoài.
Để được cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ thì cá nhân bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp tại nước ngoài đúng không? (Hình từ Internet)
Cá nhân không được cấp chứng chỉ thì có được hoàn lại hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ không?
Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được quy định tại khoản 5 Điều 213 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
...
5. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán không được hoàn lại, kể cả trường hợp không được cấp chứng chỉ.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và thông báo nộp lệ phí cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nộp lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán không nộp lệ phí, không thực hiện nhận chứng chỉ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định hủy bỏ chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã cấp.
8. Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán; hướng dẫn về tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 97 Luật Chứng khoán, về chứng chỉ chuyên môn và chứng chỉ tương đương quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định, trường hợp cá nhân không được cấp chứng chỉ thì vẫn không được hoàn lại hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
Người có Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được thực hiện những nghiệp vụ nào về chứng khoán?
Người có Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được quy định tại khoản 2 Điều 216 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Quản lý, giám sát người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quản lý, giám sát người hành nghề chứng khoán theo quy định pháp luật.
2. Nguyên tắc hành nghề chứng khoán:
a) Người có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán;
b) Người có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
c) Người có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
d) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ có giá trị sử dụng khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán và được công ty đó thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
...
Như vậy, theo quy định, người có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?