Để được bổ nhiệm làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì phải làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bao lâu?
- Để được bổ nhiệm làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì phải làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bao lâu?
- Khi làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì không được cùng đảm nhận những chức vụ gì?
- Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Để được bổ nhiệm làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì phải làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bao lâu?
Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm
…
2. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Ban kiểm soát bao gồm:
a) Đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 26 Điều lệ này;
b) Có đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ;
c) Có bằng đại học hoặc trên đại học về chuyên ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
d) Không phải là người có liên quan của người quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
đ) Là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Theo quy định trên, một trong các tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì phải có bằng đại học hoặc trên đại học về chuyên ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
Như vậy, để được bổ nhiệm làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
Khi làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì không được cùng đảm nhận những chức vụ gì?
Tại khoản 2 Điều 26 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định về các trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ
…
2. Thành viên Ban kiểm soát:
a) Không được đồng thời là người điều hành, nhân viên của công ty con của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
b) Không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành của doanh nghiệp mà thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp đó đang là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
c) Trưởng Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc người điều hành của tổ chức tín dụng khác.
Căn cứ quy định trên, khi làm thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì không được cùng đảm nhận những chức vụ như sau:
- Người điều hành, nhân viên của công ty con của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành của doanh nghiệp mà thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp đó đang là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Đối với trường hợp làm Trưởng Ban kiểm soát thì còn không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc người điều hành của tổ chức tín dụng khác.
Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Theo quy định tại Điều 21 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 thì thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 và quy định nội bộ của Ban kiểm soát một cách trung thực, thận trọng vì lợi ích của Ngân hàng phát triển Việt Nam và của Nhà nước.
- Yêu cầu Trưởng Ban kiểm soát triệu tập hợp Ban kiểm soát bất thường.
- Kiểm soát các hoạt động, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo tài chính và kiến nghị khắc phục các sai phạm nếu có.
- Được quyền yêu cầu cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cung cấp số liệu và giải trình các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Báo cáo Trưởng Ban kiểm soát về các hoạt động tài chính bất thường, chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá và kết luận của mình.
- Tham dự các cuộc họp của Ban kiểm soát, tham gia góp ý và biểu quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát, trừ những vấn đề có xung đột lợi ích.
- Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, họp Ban điều hành, họp chuyên đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát, tham gia ý kiến và đưa ra kiến nghị, nhưng không được biểu quyết.
- Yêu cầu ghi lại các ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị nếu ý kiến của mình khác với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo Bộ Tài chính.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 163/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông như thế nào?
- Nghị định 172 quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu giá tài sản từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
- Cho trẻ em xem phim hoạt hình 18+ gây rối loạn tâm thần và hành vi của trẻ thì bị phạt mấy năm tù?
- Toàn văn Nghị định 178 2024 về chế độ chính sách đối với CBCCVC trong sắp xếp tổ chức bộ máy? Nghị định 178 năm 2024 pdf?
- Dịch vụ công trực tuyến một phần là gì? Danh mục và thông tin dịch vụ công trực tuyến được cập nhật ở đâu?