Để được bổ nhiệm làm giám đốc quỹ từ thiện thì người được bầu phải đáp ứng điều kiện nào? Giám đốc quỹ từ thiện có những nhiệm vụ và quyền hạn nào theo quy định của pháp luật?

Cho tôi hỏi trong giám đốc quỹ từ thiện phải đáp ứng những điều kiện nào theo quy định pháp luật hiện tại. Trường hợp không tiến hành bầu chọn thì có thể thuê người đảm nhận vị trí giám đốc quỹ như trước đây hay không?

Để được bổ nhiệm làm giám đốc quỹ từ thiện thì người được bầu phải đáp ứng điều kiện nào?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về việc bẩu giám đốc quỹ từ thiện như sau:

"Điều 28. Giám đốc quỹ
1. Giám đốc quỹ do Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng hoặc thuê người khác làm Giám đốc quỹ.
2. Giám đốc quỹ là người điều hành công việc hằng ngày của quỹ, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý quỹ và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc quỹ không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại.
..."

Theo quy định nêu trên thì giám đốc quỹ từ thiện phải do Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng hoặc thuê người khác làm Giám đốc quỹ.

Như vậy, điều kiện để được bổ nhiệm làm giám đốc quỹ từ thiện phải là thành viên của Hội đồng thành viên.

Trường hợp không bổ nhiệm được giám đốc quỹ từ thiện thì có thể thuê người làm giám đốc quỹ. So với quy định trước đây tại Điều 25 Nghị định 30/2012/NĐ-CP không có sự thay đổi.

Để được bổ nhiệm làm giám đốc quỹ từ thiện thì người được bầu phải đáp ứng điều kiện nào? Giám đốc quỹ từ thiện có những nhiệm vụ và quyền hạn nào theo quy định của pháp luật?

Để được bổ nhiệm làm giám đốc quỹ từ thiện thì người được bầu phải đáp ứng điều kiện nào? Giám đốc quỹ từ thiện có những nhiệm vụ và quyền hạn nào theo quy định của pháp luật?

Để trở thành thành viên hội đồng thành viên của quỹ từ thiện phải đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về Hội đồng quản lý quỹ như sau:

"Điều 26. Hội đồng quản lý quỹ
1. Hội đồng quản lý quỹ là cơ quan quản lý của quỹ, nhân danh quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quỹ; các thành viên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích. Hội đồng quản lý quỹ có tối thiểu 03 thành viên trong đó số lượng thành viên Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam tối thiểu 51% do sáng lập viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập quỹ, Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này công nhận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý quỹ không quá 05 năm. Hội đồng quản lý quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.
2. Đối với quỹ thành lập trên cơ sở tài sản hiến, tặng hoặc di chúc, thành viên là tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho tài sản đó chiếm không quá 1/3 tổng số thành viên trong Hội đồng quản lý quỹ.
2. Đối với quỹ thành lập trên cơ sở tài sản hiến, tặng hoặc di chúc, thành viên là tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho tài sản đó chiếm không quá 1/3 tổng số thành viên trong Hội đồng quản lý quỹ.
3. Hội đồng quản lý quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của quỹ;
b) Quyết định các giải pháp phát triển quỹ; thông qua hợp đồng vay, mua, bán tài sản có giá trị lớn của quỹ, giá trị này được quy định cụ thể trong điều lệ quỹ;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quyết định thành lập Ban Kiểm soát quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc quỹ hoặc ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc quỹ trong trường hợp Giám đốc quỹ là người do quỹ thuê; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người quản lý khác quy định tại điều lệ quỹ;
d) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ, Giám đốc, người phụ trách kế toán quỹ và người quản lý khác quy định tại điều lệ quỹ và theo quy định của pháp luật;
đ) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính quỹ;
e) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý quỹ theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ;
g) Quyết định thành lập pháp nhân trực thuộc quỹ theo quy định của pháp luật; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện quỹ theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
h) Sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ;
i) Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và điều lệ quỹ.
4. Hội đồng quản lý quỹ làm việc theo chế độ tập thể và biểu quyết theo nguyên tắc đa số quá bán."

Như vậy, thành viên Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam tối thiểu 51% do sáng lập viên đề cử.

Trường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập quỹ, Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Giám đốc quỹ từ thiện có những nhiệm vụ và quyền hạn nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ khoản 3 Điều 28 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc quỹ như sau:

"Điều 28. Giám đốc quỹ
...
3. Giám đốc quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành và quản lý các hoạt động của quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật;
b) Ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;
c) Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của quỹ với Hội đồng quản lý quỹ và cơ quan có thẩm quyền;
d) Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của quỹ theo điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản;
đ) Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;
e) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của điều lệ quỹ và quyết định của Hội đồng quản lý quỹ.

Như vậy giám đốc quỹ từ thiện có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên.

Quỹ từ thiện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chi thanh toán dịch vụ công cộng phục vụ hoạt động của quỹ từ thiện có nằm trong nội dung chi hoạt động quản lý quỹ không?
Pháp luật
Quỹ từ thiện không công khai các khoản đóng góp trên phương tiện thông tin đại chúng có bị đình chỉ hoạt động không?
Pháp luật
Chi phí quản lý của quỹ từ thiện đến cuối năm không sử dụng hết có được phép chuyển sang năm sau hay không?
Pháp luật
Quỹ từ thiện bị giải thể trong trường hợp nào? Khi Quỹ từ thiện bị giải thể có phải đăng báo không?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân tỉnh phải tổng hợp, báo cáo cho cơ quan nào về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ từ thiện do Ủy ban cấp phép?
Pháp luật
Quỹ từ thiện phải công bố việc thành lập quỹ trên bao nhiêu số báo theo quy định? Nội dung công bố là gì?
Pháp luật
Quỹ từ thiện phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính của quỹ trong thời gian nào? Mẫu Báo cáo về tổ chức, hoạt động của Quỹ từ thiện là mẫu nào?
Pháp luật
Khi Quỹ từ thiện tự giải thể có phải đăng báo hay không? Quỹ từ thiện có thể tự giải thể trong trường hợp nào?
Pháp luật
Những đối tượng nào được nhận hỗ trợ tài trợ của Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam?
Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức công khai các khoản vận động quyên góp tài trợ cho Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ từ thiện
1,453 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ từ thiện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào